Dành cho những người quan tâm đến các kịch bản thảm khốc khác nhau, Sputnik giới thiệu các bộ phim nổi tiếng về đại dịch.
Phim “Virus”, năm 1980
Hãy bắt đầu với bộ phim kinh dị “Virus” (năm 1980) của Kinji Fukusaku (đạo diễn phim “Trò chơi vương quyền” nổi tiếng). Do sự đối đầu của hai cường quốc hạt nhân, một loại virus chết người bắt đầu lây lan trên khắp hành tinh. Virus này chỉ chết ở nhiệt độ thấp, vì vậy những người sống sót buộc phải chuyển đến Nam Cực. Qua những cảnh quay từ trên cao, nhà quay phim Daisaku kimura cho thấy cả thế giới đang hấp hối và hoàng hôn sắp tới của nhân loại.
Đặc biệt phim sẽ thu hút những khán giả gần gũi với phong cách thập niên 80.
Phim “Đại dịch”, năm 1987
Trong “Đại dịch” của Lars von Trier, một loại virus máy tính tiêu diệt kịch bản của bộ phim. Thay vì cố gắng khôi phục kịch bản đó, các nhân vật chính đã nghĩ ra một câu chuyện mới về một bác sĩ trẻ sống ở châu Âu bị nhiễm dịch hạch. Trong khi các nhà văn đang làm việc, dịch bệnh bùng phát thực sự. Hiện thực xen lẫn với tiểu thuyết, ranh giới ngày càng khó phân biệt.
Đây là tác phẩm thứ hai trong bộ ba phim "Châu Âu", nơi mọi thứ đều thấm nhuần ý tưởng về một phương Tây đang lụi tàn.
Phim “Đại dịch”, năm 1995
Bộ phim của Wolfgang Petersen kết hợp giữa phim kinh dị, trinh thám và bi kịch. Một loại virus chết người, được tạo ra trong phòng thí nghiệm theo đơn đặt hàng của quân đội đã xâm nhập vào nước Mỹ thông qua con linh trưởng bị nhiễm bệnh từ châu Phi. Thậm chí có loại thuốc giải độc, nhưng chỉ có thể lấy nó từ máu của người mang mầm bệnh đầu tiên. Dích sốt không nương tay với ai, thời gian để giải cứu nhân loại ngày càng rút ngắn.
Bộ phim có cốt truyện hay và dàn diễn viên xuất sắc như Morgan Freeman, Dustin Hoffman, Kevin Spacey. Một trong những nhân vật nói: "Người ta giành chiến thắng trong các phòng thí nghiệm." Nghe thật đáng sợ!
Phim “Hiện tượng”, năm 2008
Đạo diễn M. Knight Shyamalan quen thuộc với khán giả qua các bộ phim “Giác quan thứ sáu”, “Khu rừng bí mật”, “Tách biệt”. Trong “Hiện tượng”, dịch bệnh xuất phát từ hư không và khiến người ta đồng loạt tự tử. Trong khi xem phim, khán giả xây dựng lý thuyết về những gì đang xảy ra: Đây có phải là lên đồng tập thể, ngày tận thế zombie hay vũ khí hóa học nguyên tử?
Dàn diễn viên có cách thể hiện khá độc đáo, thu hút sự chú ý đến vấn đề quan hệ của con người với thiên nhiên. Ban đầu, bộ phim có kế hoạch phát hành trên màn ảnh với nhan đề “Hiệu ứng xanh”.
Phim “Mù lòa”, năm 2008
Một dịch bệnh kỳ lạ bùng phát ở vùng đô thị không tên: cư dân địa phương từng người một bị mất thị lực. Những người mù được tập trung lại với nhau trong một khu cách ly, vì không ai muốn mắc phải căn bệnh vô phương cứu chữa. Khán giả đắm chìm trong màn sương mù lòa trắng đục bao phủ cả thành phố. Chỉ nhân vật chính, người có khả năng miễn dịch với virus, mới có thể cứu được cư dân.
Bộ phim dựng theo cuốn tiểu thuyết cùng tên của Jose Saramago. Không có những màn giải trí ngoạn mục, nhưng rất nhiều suy tư triết học. Đôi khi, để thức tỉnh, trước tiên người ta phải bị mù.
Phim "Người mang mầm bệnh", năm 2009
Dịch nhiễm trùng lây lan bởi những giọt nước trong không khí, mọi người chết trong đau đớn khủng khiếp. Dân số thế giới đang giảm nhanh chóng, và bây giờ mỗi người phải chịu trách nhiệm cho sự sống còn của chính mình. Nhóm bạn bè buộc phải liên tục di chuyển để không tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
Bộ phim phân tích mối quan hệ giữa người với người trong điều kiện khắc nghiệt. Vì sự sống còn, con người cần phải đưa ra những quyết định tàn nhẫn.
Phim “Những người điên”, năm 2010
Một chiếc máy bay bị rơi đã mang bệnh nhiễm trùng đến thị trấn nhỏ Ogden Marsh. Virus xâm nhập vào hệ thống cấp nước cho thành phố, khiến người dân địa phương phát điên. Bề ngoài, con người không hề thay đổi, trí tuệ của họ không bị ảnh hưởng, nhưng họ không kiểm soát được sự bùng phát những cơn điên. Quân đội bắn chết người nhiễm nhiễm để ổn định tình hình.
Khi bắt đầu dịch bệnh, cảnh sát trưởng do Timothy Olyphant đóng vai, buộc phải giết một người bạn bị nhiễm bệnh, sau đó anh cố cứu người vợ đang mang thai của mình. Vì điều này, anh sẵn sàng hy sinh mạng sống của chính mình.
Phim “Lây nhiễm”, năm 2011
Cốt truyện của bộ phim lặp lại những sự kiện hôm nay trong thế giới thực. Các bác sĩ quốc tế, cùng với Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cố gắng ngăn chặn sự lây lan của một loại virus nguy hiểm chết người. Tại cuộc họp báo, nhà dịch tễ học nói: "Sẽ tốt hơn, nếu phản ứng của chúng ta quá mức, hơn là người bệnh chết vì chúng ta không hành động." Nhờ camera an ninh, các nhà khoa học phát hiện ra người bị nhiễm đầu tiên tiếp xúc với ai và virus lan rộng như thế nào.
Đạo diễn phim Stephen Soderberg đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia WHO, những người từng tham gia cuộc chiến chống các bệnh khác nhau, kể cả cúm lợn. Do đó, các cuộc điều tra trong rạp chiếu phim là hiện thực, nhưng cốt truyện hoàn toàn không thể đoán trước.
Trong phim, dàn diễn viên gồm các ngôi sao như Gwyneth Paltrow, Jude Law, Matt Damon và Kate Winslet. Warner Bros. Nhà phát hành tuyên bố rằng phim “Lây nhiễm” hiện đang có nhu cầu lớn nhất trong danh mục trực tuyến của họ, chỉ đứng sau Harry Potter.
Phim “Chống virus”, năm 2012
Trong tương lai gần, các thanh thiếu niên đến các phòng thí nghiệm truyền nhiễm để mua virus của các ngôi sao nhạc pop. Các tập đoàn ngăn chặn khả năng truyền bệnh, vì vậy người mua vẫn là "chủ sở hữu" duy nhất của virus. Nhân vật chính bán virus cho những người hâm mộ cuồng nhiệt, đồng thời cố gắng kiếm tiền ở bên ngoài. Để làm điều này, anh ta phải tự lây nhiễm và trích xuất virus. Rủi ro rất cao, và cơ hội đánh bại căn bệnh này rất mong manh.
Phim “Ánh sáng đời tôi”, năm 2019
Trong tám năm, loại virus nguy hiểm chết người đã tiêu diệt gần như toàn bộ dân số nữ trên Trái đất. Ở trung tâm sự kiện là người cha và cô con gái mười hai tuổi, người có khả năng miễn dịch chống căn bệnh này. Họ cùng nhau đi du lịch đến Bắc Mỹ và người cha cho con gái đóng giả con trai để bảo vệ cô trước những người đàn ông độc thân hung dữ.
Đạo diễn và đồng thời là nam diễn viên hàng đầu Casey Affleck suy ngầm về việc cuộc sống sẽ ra sao nếu không có phụ nữ.