Mỹ lại phàn nàn về nhân quyền, Việt Nam lên tiếng

Việt Nam lên tiếng về báo cáo nhân quyền của Mỹ. Theo đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam.
Sputnik

Cụ thể, dù ghi nhận những bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ còn thể hiện sự phàn nàn của chính quyền Mỹ cùng với những nội dung thiếu khách quan, dựa trên các thông tin không được kiểm chứng thực tế ở Việt Nam.

Hà Nội kêu gọi Washington tăng cường trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau.

Việt Nam lên tiếng về báo cáo nhân quyền của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Ngày 23.3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng bình luận nêu phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2019.

Chống Covid-19: Việt Nam lên tiếng về việc phân biệt người Việt và người nước ngoài

Theo đó, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người là chủ trương nhất quán của Việt Nam.

“Trong những năm qua, Việt Nam không ngừng nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, tham gia các điều ước quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của người dân. Nỗ lực của Việt Nam đã mang lại những thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khẳng định.

Tiếp đến, bà Lê Thị Thu Hằng cũng nhấn mạnh những yếu tố “thiếu khách quan” trong Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ.

“Việt Nam ghi nhận việc Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nêu các bước tiến của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người. Bên cạnh đó, Báo cáo vẫn còn một số nội dung thiếu khách quan dựa trên những thông tin không được kiểm chứng về thực tế tại Việt Nam”, bà Lê Thị Thu Hằng nêu rõ.

Theo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho biết, cũng như lập trường và quan điểm trước đây, Việt Nam sẵn sàng “cùng ngồi lại” trao đổi cởi mở và thẳng thắn trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau giữa Hà Nội và Washington.

“Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Hoa Kỳ về các vấn đề hai bên cùng quan tâm thông qua khuôn khổ đối thoại nhân quyền thường niên, nhằm tăng cường hiểu biết trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau, đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước”, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng khẳng định.

Chính sách của Việt Nam về quyền con người

Trước đó, ngày hồi ngày 11.3.2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo nhân quyền Việt Nam năm 2019. Báo cáo gồm 7 phần, đề cập tới tình hình Việt Nam, trong đó đưa ra những chỉ trích phàn nàn, mà theo Bộ Ngoại giao Việt Nam là thiếu khách quan, về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam.

Cũng như những báo cáo trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong báo cáo ngày 11.3 cho rằng vấn đề nghiêm trọng nhất ở Việt Nam là hạn chế các quyền tự do, bao gồm tự do biểu đạt, tự do báo chí, tự do internet và tự do tôn giáo.

Việt Nam bảo đảm và thúc đẩy quyền con người

Nhà nước Việt Nam luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế - xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Việt Nam đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người.

Ở Việt Nam, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là những vấn đề trọng tâm trong triển khai Hiến pháp năm 2013, trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội cũng như trong thực tiễn đời sống ở Việt Nam. Từ đó đến nay, Việt Nam cũng đã bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều chính sách, văn bản luật với mục tiêu mọi người dân được thụ hưởng đầy đủ quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp.

Hiến pháp Việt Nam năm 1992, văn kiện pháp lý cao nhất của Nhà nước Việt Nam, đã ghi nhận một cách trang trọng, rõ ràng và toàn diện các quyền con người (tại các điều 2 và 50) và nội dung các quyền này đã được thể hiện xuyên suốt trong các chương, mục của Hiến pháp, đặc biệt được nêu tập trung tại Chương 5 về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền con người quy định trong Hiến pháp đã không ngừng được cụ thể hóa trong các văn bản pháp quy của Việt Nam.

Thảo luận