Việt Nam phải hết nghèo

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói. Bên cạnh đó, cần có gói hỗ trợ quốc gia về an sinh xã hội, giúp người lao động.
Sputnik

Sáng 24.3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam rất thấp

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB &XH) báo cáo cho biết, thời gian qua, hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI với “nhiều điểm sáng”. Cụ thể, trước đó, tại Nghị quyết đặt ra 26 chỉ tiêu, thì có 24/26 chỉ tiêu đạt và vượt. Đáng chú ý, có 8 chỉ tiêu về đích trước 2 năm, 16 chỉ tiêu đạt được vào năm 2020.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Báo cáo của Bộ LĐ-TB &XH cũng cho hay, Việt Nam hiện có 9,2 triệu người có công, trong đó, trên 1,3 triệu người đang hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng.

“99,5% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư địa phương”, báo cáo nêu rõ.

Báo cáo với Thủ tướng, Bộ LĐ-TB &XH nêu rõ, đối với chính sách việc làm, thu nhập và giảm nghèo của Việt Nam, bình quân hàng năm đều giải quyết được việc làm trong nước cho khoảng từ 1,5 đến 1,6 triệu người. 100.000 lao động được đưa đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng.

“Tỷ lệ thất nghiệp luôn duy trì ở mức thấp, khoảng 2-2,2%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 3,5%”, Bộ cho hay.

Về phát triển bảo hiểm xã hội cũng ghi nhận sự đột phá, đến này, khoảng 32% lao động được đóng bảo hiểm xã hội. Riêng bảo hiểm xã hội tự nguyện năm 2019 có gần 300 ngàn người tham gia, tâng tổng số người đóng bảo hiểm xã hội lên khoảng 574 ngàn người, tức bằng cả thập kỷ thực hiện đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam trước đó.

Đối với bảo hiểm y tế, đến hết năm 2019, số người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 85,3 triệu người, chiếm 90% dân số. Bộ LĐ-TB&XH nhận định, như vậy ở Việt Nam cơ bản đã bao phủ toàn dân, vượt trước 4 năm so với mục tiêu Nghị quyết.

Về chính sách trợ giúp xã hội, hiện có gần 3% dân số được hưởng trợ cấp tiền mặt hàng tháng, trong đó có 1,65 triệu người cao tuổi.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam phải xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, sau khi lắng nghe báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cùng nhiều ý kiến, kết luận tại cuộc họp, đã nêu quan điểm, đánh giá cao việc Việt Nam đạt được và vượt hầu hết những chỉ tiêu đã đề ra, trong đó có nhiều điểm sáng khi thực hiện chính sách người có công, an sinh xã hội.

Điều rất vui mừng chính là “Việt Nam đã thoát nghèo”: Tỷ lệ giảm nghèo nhanh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên.

Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Bên cạnh đó, số lượng người có công ở Việt Nam rất lớn và được quan tâm liên tục, diện bao phủ của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ người yếu thế trong xã hội ngày càng được mở rộng. Thu nhập của người lao động tăng.

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý, chính sách xã hội còn chưa bao phủ hết các đối tượng, triển khai chưa đồng bộ. Ngoài ra, còn hai chỉ tiêu vẫn chưa đạt được, các bộ, ngành cần phấn đấu hơn nữa để đạt được. Đó chính là các chỉ tiêu về tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tỷ lệ dân số ở nông thôn được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.

“Vấn đề tổng kết vĩ mô rất quan trọng để rút ra những phương pháp, cách làm, chứ không phải chỉ thành tích, mà chính là cách làm thời gian tới làm sao tốt hơn”, VGP dẫn phát biểu của người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.

Lãnh đạo Chính phủ nêu ra những thách thức sắp tới đối với Việt Nam như vấn đề già hóa dân số, cuộc cách mạng 4.0, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nhất là tác động tiêu cực của Covid-19 đặt ra nhiều vấn đề lớn đối với lĩnh vực xã hội.

Việt Nam phải hết nghèo

Do đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tiếp tục kế thừa quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5, đồng thời nhấn mạnh quan điểm con người là trung tâm của quá trình phát triển, bảo đảm chính sách xã hội phải được xây dựng và triển khai thực hiện hài hòa với phát triển kinh tế. Đầu tư thực hiện chính sách xã hội là đầu tư cho phát triển.

“Không thể nói chỉ phát triển kinh tế mà không phát triển xã hội, phải phát triển song hành, hài hòa giữa kinh tế và xã hội”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, quan điểm theo Nghị quyết Trung ương 5 là chính sách xã hội phải bảo đảm phát triển bao trùm, toàn diện, đặc biệt nâng cao chất lượng phát triển con người, tạo việc làm đầy đủ, việc làm tốt cho mọi người, kiểm soát tốt hơn nữa phân hóa giàu nghèo, giảm bất bình đẳng xã hội, đạt bình đẳng giới.

“Ở Việt Nam, phải xóa bỏ hoàn toàn nghèo đói cho tất cả mọi người, ở mọi nơi, mọi thời điểm, tập trung giải quyết nhóm nghèo nhất, vùng nghèo nhất, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc. An sinh xã hội phải phát triển toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Cần gói hỗ trợ quốc gia về an sinh xã hội để giúp người lao động

Bên cạnh yêu cầu nghiên cứu Đề án về chính sách xã hội giai đoạn 2021-2030 để trình Ban Chấp hành Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ, phải cố gắng tối đa thực hiện một số nội dung và nghiên cứu đề án về chính sách xã hội giai đoạn 2021-2030 để trình Ban Chấp hành Trung ương vì chỉ còn 3 quý nữa là đã hết năm 2020.

Lãnh đạo Chính phủ khẳng định, trước mắt huy động mọi nguồn lực phòng chống dịch bệnh Covid-19 thật hiệu quả. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu phải có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động thất nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội.

“Với thời điểm hiện nay, chúng ta cần suy nghĩ về một gói cứu trợ quốc gia về an sinh xã hội, có tính thiết thực với người lao động. Đây là giai đoạn có nhiều khó khăn, nếu không làm tốt khâu này bằng chính sách tài khóa và chính sách khác thì vấp phải sai lầm”, người đứng đầu Chính phủ cho hay.

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu, tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đánh giá các chính sách trên từng lĩnh vực để có cơ sở đề xuất, bổ sung, sửa đổi hoặc thay thế chính sách mới phù hợp. Tiếp tục nâng cơ, mở rộng, thực hiện đầy đủ chính sách người có công, giải quyết tốt vấn đề tồn đọng. Phải bảo đảm không còn hộ nghèo có thành viên là người có công. Trợ giúp xã hội linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của người dân và cộng đồng sau thiên tai, thảm họa với tinh thần bảo đảm hỗ trợ kịp thời người yếu thế, thiệt thòi khắc phục rủi ro, phòng chống bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Việt Nam đề xuất giảm giờ làm, thêm ngày nghỉ cho người lao động

Nhấn mạnh chúng ta đang trong cuộc cách mạng 4.0, căn cứ trên tình hình hiện nay, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cần tập trung đào tạo, sử dụng tối đa và hiệu quả nhân lực có kỹ năng, chất lượng cao, đồng thời Việt Nam cần tập trung phát triển thị trường lao động “lành mạnh, đồng bộ, hiện đại”, đáp ứng nhu cầu hội nhập.

Bên cạnh đó là phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại và hội nhập quốc tế, hướng tới bảo hiểm xã hội toàn dân, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lĩnh vực nông nghiệp, lao động phi chính thức. Quản lý Nhà nước tốt hơn đối với các công ty bảo hiểm.

Thủ tướng đánh giá, một số vấn đề về tiêu chí xã hội cần toàn diện hơn như môi trường, đạo đức xã hội. Phân bổ nguồn lực cho các chính sách xã hội cần chặt chẽ, sát sao hơn, Thủ tướng lấy ví dụ về nhà ở xã hội hiện có tỷ lệ còn thấp, cần khắc phục.

“Đây là vấn đề lớn, nhất là đối với giai cấp công nhân chúng ta khi mà nhiều công nhân đi làm thuê suốt mà không có nhà ở”, Thủ tướng chỉ rõ.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp để hoàn thiện các văn bản, báo cáo, trong đó phải nêu được các trở ngại về thể chế, chính sách, những mô hình, cách làm, vai trò của chính quyền địa phương, cơ sở.

Thảo luận