Xóa bỏ huyền thoại phổ biến về việc thời tiết ảnh hưởng tới coronavirus
Cụ thể, nhà virus học Roberto Bourioni đã bác bỏ ý kiến cho rằng đại dịch có thể suy giảm vào mùa hè do nhiệt độ không khí ấm lên. Chuyên gia lưu ý: chỉ các biện pháp hạn chế đã được một số quốc gia đưa ra là có hiệu quả trong việc chống lại virus. Đồng thời, bác sĩ nhấn mạnh: với nhiệt độ trở nên ấm hơn, tất cả các bệnh về đường hô hấp thực sự ít lây truyền và các hạt nước bọt vào không khí bay hơi nhanh hơn, nhưng điều này khó có thể ảnh hưởng đến tình hình hiện tại.
Kết luận tương tự được đưa ra bởi các nhà khoa học từ Đại học Milan Bicocca, Đại học Rome III và Chieti Pescara. Họ đã so sánh số người bị ảnh hưởng bởi COVID-19 ở Vũ Hán, Lombardy và Veneto và không tìm thấy bất kỳ mối tương quan nào giữa số lượng và điều kiện khí hậu ở các khu vực này.
Các tác giả của bài báo lưu ý rằng huyền thoại về việc sử dụng nhiệt để chống nhiễm trùng bùng phát khi so sánh coronavirus với SARS- dịch bệnh bắt đầu vào cuối năm 2002 và dập tắt vào tháng 7 năm 2003. Theo các chuyên gia, không thể so sánh dịch bệnh SARS với tình hình hiện tại.
Đại dịch COVID-19,với những trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, ảnh hưởng đến 170 quốc gia. Dịch bệnh đã lan đến tất cả các châu lục ngoại trừ Nam Cực. Theo WHO, khoảng 370 nghìn người bị nhiễm bệnh, 16 nghìn người chết.