Có đúng không đại dịch cải thiện môi trường toàn cầu? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đánh bại dịch COVID-19?

Cô gái Na Uy Greta Thunberg đã tổ chức những sự kiện lớn ở các quốc gia khác nhau, cố gắng thuyết phục các nhà lãnh đạo thế giới rằng không có mối đe dọa toàn cầu nguy hiểm hơn ô nhiễm môi trường.
Sputnik

Tuy nhiên, sự giúp đỡ bất ngờ đến từ nơi xa lạ: từ virus corona, vì đại dịch làm giảm đáng kể lượng khí thải độc hại vào khí quyển.

Sputnik đã nghiên cứu các số liệu thống kê về tình trạng môi trường sinh thái trên thế giới và quá trình cải thiện môi trường nhờ việc kinh tế Trung Quốc chậm lại tạm thời và giảm đáng kể số lượng chuyến bay trên khắp thế giới.

Greta Thunberg nghi mình nhiễm coronavirus

Coronavirus làm sạch "lá phổi" của các thành phố Trung Quốc

Các vệ tinh giám sát ô nhiễm của NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) phát hiện ra rằng, “đám mây” nitơ dioxide (NO 2) đang tan trên bầu trời Trung Quốc. Có cả bằng chứng cho thấy rằng, sự thay đổi này, ít nhất là một phần, liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại sau khi bùng phát dịch virus corona.

Theo các nhà khoa học NASA, việc giảm mức độ ô nhiễm NO2 lần đầu tiên được ghi nhận trên Vũ Hán, sau đó hiện tượng này đã lan ra khắp đất nước.

Chuyên gia Fei Liu nghiên cứu chất lượng không khí tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA cho biết; “Đây là lần đầu tiên tôi thấy hàm lượng nitơ dioxide giảm mạnh như vậy”.

Hiện tượng này quan trọng đến mức nào? Cư dân đô thị có thể không chú ý đến mức độ ô nhiễm trong một thời gian dài, nhưng thực tế này có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và tuổi thọ, sánh được với các căn bệnh nguy hiểm do virus gây ra.

Không khí bẩn nguy hiểm hơn virus

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người chết liên quan đến tình trạng ô nhiễm không khí.Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 9/10 người tiếp xúc với không khí ô nhiễm chứ không phải với không khí sạch.

Theo WHO, 4.2 triệu ca tử vong sớm trên toàn thế giới cũng liên quan đến ô nhiễm không khí vì không khí bẩn gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các thứ bệnh như đột quỵ, bệnh phổi và nhiễm trùng hô hấp cấp tính ở trẻ em.

Ô nhiễm không khí làm giảm tuổi thọ con người nhiều hơn so với hút thuốc lá và các thói quen xấu khác. Số ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí là nhiều gấp 19 lần so với sốt rét, gấp 16 lần so với bạo lực, gấp 9 lần so với HIV/Aids, gấp 45 lần so với nghiện rượu và gấp 60 lần so với lạm dụng ma túy.

NASA nêu tác động tích cực của coronavirus

Dịch virus corona đã dẫn đến những thay đổi nào

Các biện pháp chặn đà lây nhiễm Covid-19 đã dẫn đến việc giảm đáng kể lượng khí thải CO2 ở Trung Quốc trong bốn tuần qua, làm cho không khí ngoài trời sạch hơn. Các vệ tinh châu Âu đã cho thấy mức độ ô nhiễm không khí do bụi mịn đã giảm 20-30% xuống mức bình thường. Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết, lượng khí thải NO₂ ở châu Âu cũng giảm, đặc biệt ở miền bắc Italy. Cường độ giao thông cũng giảm rõ rệt ở các thành phố lớn của Mỹ và thậm chí ở Matxcơva, vì thế có thể hy vọng rằng, chất lượng không khí có thể cải thiện ở Nga.

Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu du lịch hàng không giảm đáng kể, điều đó có nghĩa là mức tiêu thụ nhiên liệu thấp sẽ làm giảm lượng khí thải carbon.

Đồng thời, đại dịch đã tạo ra một số vấn đề môi trường mới, - nhà sinh thái học Sergei Gribalev từ St. Petersburg nói: “Lưu lượng khách du lịch đến Venice đã giảm, kết quả là nước trong các kênh rạch của thành phố xinh đẹp này đã trở nên trong hơn, cá heo, thiên nga xuất hiện ở các kênh đào".
Có đúng không đại dịch cải thiện môi trường toàn cầu? Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta đánh bại dịch COVID-19?
"Ở các nước công nghiệp lớn như Trung Quốc và Hoa Kỳ, lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động giao thông và các cơ sở công nghiệp đã giảm. Lượng khí thải từ du lịch hàng không cũng giảm. Mức tiêu thụ nhựa cũng giảm, nhưng, đã xuật hiện một số vấn đề mới tác động đến môi trường. Chất thải y tế, khẩu trang dùng một lần hiện đang trôi nổi trong đại dương cùng với khăn ăn và dụng cụ bằng nhựa dùng một lần”.
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Các chuyên gia cho rằng, thời gian nghỉ ngơi của bầu khí quyển Trái đất do virus corona chỉ là tạm thời: các biện pháp kiểm dịch sẽ được bãi bỏ, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi, và lượng khí thải gần như chắc chắn sẽ trở lại mức bình thường.

Trong cuộc phỏng vấn của CNN, chuyên gia Sho Li của Greenpeace Asia bày tỏ lo ngại rằng, nếu không cải cách hệ thống bảo vệ môi trường một cách triệt để, ý muốn của chính quyền Trung Quốc bù đắp tổn thất trong nhiều tháng ngừng hoạt động sẽ lại dẫn đến mức độ ô nhiễm không khí gia tăng mạnh mẽ.

Tuy nhiên, bây giờ, việc cải thiện hệ sinh thái ở đô thị có thể làm tăng cơ hội sống sót của con người trong thời gian đại dịch nguy hiểm. Khả năng hít thở không khí trong sạch giúp cải thiện chức năng phổi, điều này rất quan trọng cho quá trình điều trị bệnh dễ dàng hơn.

Thảo luận