Tại Bundestag nói về “sự chiếm đóng” của Mỹ ở Đức

MOSKVA (Sputnik) - Ông Waldemar Herdt, thành viên Ủy ban quốc tế của Bundestag (Quốc hội Liên bang, tức Hạ viện Đức) trong cuộc trò chuyện với kênh truyền hình 360 đã nêu nguyên nhân vũ khí hạt nhân của Mỹ hiện diện trên lãnh thổ nước này.
Sputnik
“Vũ khí chưa được dọn đi, bởi vì nước Đức trên thực tế cho đến nay vẫn đang ở trong tình trạng một đất nước bị chiếm đóng. Người Mỹ sử dụng vị thế của mình theo cách mà họ thấy cần thiết”, ông nhận định.

Theo nghị sĩ, Berlin định chia tay với binh sĩ Hoa Kỳ, tuy nhiên sau ba tháng thư từ trao đi đổi lại thì nhận được câu trả lời: nên nhận thức sự hiện diện của quân đội trên lãnh thổ Đức như một cử chỉ hữu nghị củng cố lòng tin và quan hệ hợp tác.

"Tới giờ thì sẽ không có ai rút quân đội đi đâu cả. Thế giới đang trên ngưỡng cửa phân chia lại phạm vi ảnh hưởng. Sẽ là không thực tế khi tự nguyện từ bỏ ảnh hưởng đối với nước Đức. Cần cầu nguyện, sao cho chí ít quân đội ở đâu thì nằm nguyên đó - trong các kho trại”, ông Herdt nói.
Bundestag kêu gọi rút quân Mỹ khỏi Đức

Vị dân biểu nhấn mạnh rằng, “đơn giản là không ai muốn dâng” châu Âu cho người khác, vì vậy mỗi người đều cố gắng bảo toàn lợi ích chính trị của mình, ngay cả trong bối cảnh đại dịch coronavirus.

Vào cuối năm 2019, chủ tịch phái Đảng cánh tả trong Quốc hội Đức, ông Dietmar Bartsch nói rằng Hoa Kỳ nên rút vũ khí hạt nhân khỏi lãnh thổ CHLB Đức.

Theo tin truyền thông, hiện châu Âu đang lưu giữ khoảng 150 đơn vị vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ: ở Bỉ, Đức, Ý và Hà Lan. Cụ thể, tờ báo De Morgen của Bỉ vào tháng 7 năm ngoái đã đăng một bản báo cáo của ủy ban Hội đồng Nghị viện NATO, viết rằng "những quả bom hạt nhân được cất giữ tại sáu căn cứ của Mỹ và châu Âu - Kleine Brogel ở Bỉ, Büchel ở Đức, Aviano và Ghedi-Torre ở Ý, Volkel ở Hà Lan và Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ".

Thảo luận