Như xác nhận trong bài báo, nhiều người dân Ý phải đối mặt với vấn đề tài chính do thực trạng phong toả trong nước.
«Thật khó khăn khi ở nhà và không có tiền. Tình trạng đó liên quan đến cả những người có việc làm nhưng chưa nhận được một đồng euro nào từ Quỹ bảo lãnh lương; và những người không có việc; đội quân của những người làm việc riêng lẻ không cách gì hoàn thành được đơn đặt hàng để sống qua ngày», - tác giả viết.
Bài báo dẫn than phiền của cư dân các thành phố khác nhau đang gặp khó khăn về tài chính. «Chúng tôi không còn đồng nào, chúng tôi khó kéo dài thêm một tuần nữa», - một người Ý từ Palermo thông báo. «Tôi không thể chịu đựng hơn nữa, tôi phá sản, chúng tôi bị bỏ đói», - nữ cư dân Bari chia sẻ. Trên báo chí công bố những lời than vãn của nhiều người khác, bất bình vì tình hình hiện tại.
«Chúng tôi chưa đến mức biểu tình phản đối, nhưng tiền lệ đang phát sinh, mỗi người dân đều kể câu chuyện giống nhau. Siêu thị «Lidl» ở Palermo bị bao vây bởi khoảng 20 gia đình. Cảnh sát và binh lính can thiệp vào thời điểm các xe đẩy chất đầy hàng và mọi người muốn ra về mà không trả tiền mua hàng. Xe đầy ắp và mọi người muốn rời đi mà không trả tiền mua hàng. Cứ thử hỏi họ xem: tại sao các bạn không hát nữa?», - tác giả kết luận.
Đại dịch COVID-19
Ngày 11 tháng 3, Tổ chức Y tế Thế giới công bố tình trạng đại dịch lây nhiễm chủng coronavirus mới COVID-19, phát sinh từ Trung Quốc. Theo dữ liệu mới nhất, trên thế giới có hơn 510 nghìn trường hợp nhiễm bệnh, 23 nghìn người tử vong. Tại châu Âu, tình hình tồi tệ nhất là ở Ý: số người nhiễm bệnh đã vượt quá 80 nghìn, hơn 10 nghìn người chết.