Trung Quốc sẵn sàng trao đổi thông tin, kinh nghiệm và công nghệ với Hoa Kỳ trong cuộc đấu tranh chống lại sự bùng phát của dích bệnh, Bộ trưởng Trung Quốc cam đoan với người đồng cấp Mỹ. Phía Trung Quốc có ý định tiếp tuc phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, kể cả với Hoa Kỳ, và sẽ hành động cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm. Bộ trưởng Ma Xiaowei nhận định rằng, tình trạng an toàn vệ sinh ở Trung Quốc tiếp tục được cải thiện, và các cơ sở y tế của đất nước đang trở lại hoạt động bình thường.
Về phần mình, ông Alex Azar đánh giá cao những nỗ lực và thành công của Trung Quốc trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh. Ông nói rằng, Hoa Kỳ hy vọng sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý thiết lập sự hợp tác để hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19. Trong cuộc điện đàm, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhấn mạnh rằng, cộng đồng quốc tế có thể đánh bại coronavirus chỉ bằng những nỗ lực chung. Đồng thời, ông Tập Cận Bình khẳng định rằng,Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với tất cả các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, để chống lại dịch bệnh một cách hiệu quả.
Lần đầu tiên trong thời gian đại dịch, Tổng thống Hoa Kỳ đánh giá cao những nỗ lực của Trung Quốc. Ông thừa nhận rằng, Trung Quốc đạt được những tiến bộ lớn trong việc tìm hiểu cách thức lây lan chóng mặt của virus corona. Donald Trump cảm ơn Trung Quốc vì npức này đã cung cấp viện trợ y tế để chống lại dịch bệnh, cũng như tăng cường trao đổi song phương trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe, mở rộng hợp tác trong lĩnh vực phát triển các loại thuốc hiệu quả chống lại coronavirus.
Cuộc điện đàm của hai bộ trưởng diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc tiếp xúc cá nhân của hai nhà lãnh đạo cấp cao nhất, đây là một dấu hiệu rõ ràng về việc củng cố sự tin cậy lẫn nhau. Điều đó cho thấy rằng, Hoa Kỳ thừa nhận giá trị của kinh nghiệm Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống lại dịch bệnh, - ông Viktor Supyan, người đứng đầu định hướng phát triển khoa học tại Viện Hoa Kỳ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“Dịch COVID-19 đang lây lan tại Hoa Kỳ, số ca nhiễm ngày càng tăng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy rằng, dịch bệnh đang nằm trong tầm kiểm soát ở nước này. Còn Trung Quốc đã đạt được những thành công rõ ràng chỉ trong ba tháng, trên thực tế đã xử lý được dịch bệnh và đang dỡ bỏ lần lượt các biện pháp kiểm dịch. Trong điều kiện này, phía Mỹ trước hết nên quan tâm đến các phương pháp của Trung Quốc để giải quyết hiệu quả vấn đề này trong một thời gian ngắn. Có những tình huống đe dọa chính sự sống còn của hàng ngàn người. Và Hoa Kỳ đang phải đối mặt với một thách thức như vậy, chính bởi vậy họ buộc phải nghiên cứu những kinh nghiệm của Trung Quốc, bất chấp những tranh luận gay gắt về nguồn gốc và tên gọi của virus. Có chú ý đến áp lực chính trị nội bộ, chính quyền Mỹ khó có thể thừa nhận ở cấp độ chính thức tầm quan trọng của sự trợ giúp từ Trung Quốc. Trong khi đó, ở cấp độ chuyên nghiệp, ở cấp độ chuyên gia, hai bên sẽ phát triển hợp tác trong lĩnh vực này”.
Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ đang thay đổi giọng điệu trong quan hệ song phương theo hướng tích cực, thể hiện sự sẵn sàng hợp tác, ông Zhu Feng, giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh (Trung Quốc) nói:
“Trong tình huống nay, Trung Quốc và Mỹ nên nhận thức được rằng, dịch COVID-19 là một thách thức nghiêm trọng chưa từng có đối với nhân loại. Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Cuộc đối đầu giữa hai nước này có thể đóng một vai trò cực kỳ tiêu cực, có thể gây hại cho cuộc chiến toàn cầu chống lại dịch bệnh. Đây không phải là những gì mà cộng đồng quốc tế chờ đợi từ Trung Quốc và Hoa Kỳ. Dịch bệnh COVID-19 là một mối đe dọa lớn nhất đối với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ. Để đánh bại dịch bệnh cần phải thiết lập sự hợp tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cần phải có các nỗ lực phối hợp của tất cả các nước trên thế giới. Chính bởi vậy, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hoa Kỳ đã thay đổi quan điểm về quan hệ song phương theo hướng tích cực, họ gạt bỏ mâu thuẫn trong quá khứ, nêu một tấm gương và thể hiện sự sẵn sàng và khả năng hợp tác”.
Các nhà lãnh đạo chính trị có trách nhiệm trên thế giới đều thừa nhận rằng, việc Washington dùng nguồn gốc và tên gọi của virus như một luận điểm chính trị đã gây hại cho cuộc chiến chống đại dịch bệnh ở Hoa Kỳ. Ít nhất, Covid-19 có thể có tốc độ lây lan không nhanh như vậy nếu phía Mỹ ngay từ đầu chú ý nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đối phó với nó.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng thừa nhận sự thật cay đắng này: trên thực tế, cuộc tranh cãi gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã cản trở nghiêm trọng sự hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại coronavirus. Trong cuộc phỏng vấn của CNN, ông đã nói rằng, việc cáo buộc lẫn nhau trong thời gian đại dịch là “một tình huống đáng tiếc nhất”. Nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng trong cuộc chiến chống lại coronavirus, và cuộc tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về nguồn gốc của virus và nguyên nhân của sự lây lan của nó không giúp sớm giải quyết vấn đề, ông Lý Hiển Long nhấn mạnh.