Không chỉ coronavirus. Con người dễ bị nhiễm những bệnh nào từ động vật hoang dã?

Theo dữ liệu mới nhất, dơi là nguồn chính của virus corona mới SARS-CoV-2. Nhưng, virus không truyền trực tiếp từ dơi sang người. Có một vật chủ khác đã đóng vai trò là vật chủ lây bệnh trực tiếp từ dơi sang người, đó có thể là rắn hoặc tê tê mà bệnh nhân số Không đã ăn được có thể là ở Vũ Hán.
Sputnik

Những loài động vật khác cũng có thể mang virus nguy hiểm - cá sấu, thằn lằn và thậm chí cả mèo, một số quốc gia vẫn tiêu thụ thịt mèo như một nguồn thực phẩm. Kết quả là những bệnh mới xâm nhập vào quần thể con người.

Những con tê tê làm lây lan coronavirus

Vào cuối tháng 1, sau khi giải mã bộ gen SARS-CoV-2 và so sánh nó với coronavirus của các vật chủ khác (người và động vật), các nhà khoa học đã thấy rõ rằng, họ hàng gần gũi nhất của nó là virus của dơi và rắn. Các chuyên gia đã giả định rằng, trong cơ thể của một loài bò sát, các virus này đã thành một giống lai có khả năng lây nhiễm cho tế bào người.

Không chỉ coronavirus. Con người dễ bị nhiễm những bệnh nào từ động vật hoang dã?

Vấn đề là ở chỗ: khác với coronavirus của dơi, SARS-CoV-2 có một đặc điểm rõ rệt trong bộ gen. Nó có glycoprotein cư trú trên bề mặt của virus – đây là loại protein giúp hạt virus gắn vào một thụ thể trên bề mặt của tế bào trước khi vào nó.

Và coronavirus của rắn cũng có đặt điểm tương tự như vậy. Vì ngay từ đầu chợ hải sản ở Vũ Hán được coi là nguồn lây nhiễm, và ở đó người ta bán không chỉ nhuyễn thể và cá, mà còn cả thỏ, rắn, cừu, các nhà nghiên cứu đã rút ra kết luận rằng, bệnh nhân số Không đã ăn con rắn cạp nong (Bungarus multicinctus) hoặc con rắn hổ mang Trung Quốc.

Tuy nhiên, một tháng sau đó đã có tin rằng, bệnh nhân số Không cũng có thể ăn tê tê - loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota). Ở nhiều nước châu Á, thịt và vảy của những con vật này được tiêu thụ để chữa bệnh ung thư hoặc bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học cho một hiệu ứng chữa bệnh như vậy.

Các nhà khoa học đã phân tích bộ gen coronavirus của những con tê tê Java được mang bất hợp pháp đến Trung Quốc. Họ đã sử dụng kỹ thuật metagenomics và phát hiện hai dòng hạt. Trong một dòng hạt, vùng quan trọng mã hóa S-protein (nó giúp hạt xâm nhập vào các tế bào) gần như trùng hợp với SARS-CoV2. Nhưng, khác với SARS-CoV-2 ở người, trong các trình tự không có những thay đổi đặc biệt nào. Do đó, vẫn chưa thể rút ra kết luận cuối cùng về việc bệnh nhân số Không đã ăn gì.

Không chỉ coronavirus. Con người dễ bị nhiễm những bệnh nào từ động vật hoang dã?

Những người yêu mèo

Ở Madagascar, trong những năm tới có thể bùng phát bệnh ngộ độc, bệnh Lyme, sốt thương hàn và bệnh toxoplasmosis. Điều này là do người dân của quốc đảo quá thích mèo, hay đúng hơn thích các món ăn được chế biến từ thịt mèo.

Một nhóm khoa học quốc tế phát hiện ra rằng, gần một phần ba cư dân của Madagascar thỉnh thoảng ăn thịt mèo. Ở đây nói về những thú cưng già, những chú mèo nhận được làm quà tặng, cũng như mèo rừng Felis silvestris lybica - họ hàng hoang dã gần nhất của mèo nhà.
Sau khi phỏng vấn 512 người Madagascar, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, ít nhất 30% trong số họ đã ăn thịt mèo ít nhất một lần trong đời, trong đó gần một nửa – đã ăn trong năm nay. Và không phải vì đói. Đối với người dân Madagascar, đây là một loại đặc sản rất phổ biến.

Không chỉ coronavirus. Con người dễ bị nhiễm những bệnh nào từ động vật hoang dã?

Rùa độc

Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm khoa học quốc tế khác, mọi người không nên ăn thịt của bất kỳ loài bò sát nào - cá sấu, rùa, thằn lằn và rắn. Chúng có nhiều ký sinh trùng, virus và vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng. Đặc biệt nguy hiểm là ấu trùng sán dây, salmonella, E. coli và nhiều loại staphylococci.

Ngoài ra, thịt của các loài bò sát biển - ví dụ, các loài rùa khổng lồ - có thể chứa độc tố đi cùng với tảo độc mà những loài bò sát này ăn. Trong các mô của chúng cũng có nhiều kim loại nặng xâm nhập vào đại dương cùng với chất thải công nghiệp. Vì vậy, trong thịt rùa có hàm lượng cadmium nhiều gấp ba lần và hàm lượng thủy ngân - gấp mười lần so với cá ngừ.

Không chỉ coronavirus. Con người dễ bị nhiễm những bệnh nào từ động vật hoang dã?

Không có gì đáng ngạc nhiên khi ở một số nước châu Á, ví dụ ở Indonesia, nơi những món ăn từ bò sát là các món ăn truyền thống có mặt trên bàn tiệc lễ hội, thường xảy ra những vụ hàng loạt người dân nhập viện cấp cứu do ngộ độc thịt rùa.

Từ tinh tinh sang người

Một trong những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất trong thời đại chúng ta - HIV – có thể đã sang con người khi họ giết và ăn thịt tinh tinh sống ở Trung Phi. Một biến thể khác của virus có thể xâm nhập vào cơ thể người từ khỉ xồm bồ hóng (Mangabey sooty) sống ở Tây Phi.

Không chỉ coronavirus. Con người dễ bị nhiễm những bệnh nào từ động vật hoang dã?

Các chuyên gia giả định rằng, DNA của những người bị nhiễm đầu tiên sau khi ăn những con khỉ bị nhiễm bệnh đã không có phiên bản đúng đắn của gen mã hóa protein A3H, mà chính protein bày ngăn chặn các loại retrovirus - HIV thuộc họ retrovirus - tích hợp vào bộ gen. Điều này đã cho phép virus của khỉ lây nhiễm vào tế bào người, xâm nhập vào cơ thể, biến đổi thành HIV và sau đó lây sang những người khác có bộ gen cũng không có phiên bản đúng đắn của gen. Kết quả là, virus đã thích nghi với cơ thể người và hiện nay gây nguy hiểm cho tất cả các Homo sapiens.

Thảo luận