Nga, Trung Quốc, Cuba đang thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ thế giới chống lại đại dịch. Theo Güller, cuộc khủng hoảng này sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành thế giới đa cực mới, trong đó mọi thứ sẽ không còn như cũ.
Đại dịch Covid-19 cho thấy sự phức tạp trong vấn đề nhân đạo trên thế giới. Trong khi các nước Mỹ và EU đóng cửa biên giới lẫn nhau, thành viên EU — nước Ý, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh, lại được các nước như Trung Quốc, Nga và Cuba hỗ trợ.
«Theo tôi, có 2 lý do cho việc này. Thứ nhất, tại một số thời điểm quan trọng nhất định, rõ ràng là các quốc gia được coi là phát triển, hóa ra không phải vậy trên thực tế. Thứ hai, có những khác biệt cơ bản giữa Hoa Kỳ và EU, khi tuyên bố «lợi nhuận là trên hết», còn các quốc gia khác đặt sức khỏe, lợi ích con người lên hàng đầu. Điều gì thúc đẩy Trung Quốc, Cuba và Nga giúp đỡ Ý trong khi các nước G7 và EU lại không hỗ trợ? Không cần phải phân tích dài dòng, Trung Quốc, Cuba là các nước xã hội chủ nghĩa và Nga, mặc dù không phải, vẫn giữ lại một số đặc điểm được thừa hưởng từ Liên Xô như sự kế thừa", ông nói.
"Cuba nhỏ bé, chống lại lệnh cấm vận của đế quốc Mỹ, cho thấy họ mạnh mẽ đến mức nào. Cuba tiếp nhận và điều trị hành khách trên con tàu du lịch Anh, mà trước đó không một quốc gia nào cho phép vì có người nhiễm coronavirus. Hệ thống tư bản không có khả năng khẩn cấp giải quyết vấn đề, vì chủ yếu tập trung vào việc kiếm lợi nhuận. Những nước trong hệ thống này đã phát triển công nghệ, tạo ra các vũ khí và tên lửa mới nhất, nhưng lại không có khẩu trang, máy thở dành cho công dân của chính họ. Ngược lại, hệ thống xã hội chủ nghĩa xuất phát từ ý tưởng quan trọng nhất là con người, cộng đồng, xã hội, hạnh phúc của họ, và trong những tình huống khẩn cấp, tất cả các biện pháp cần thiết đều được thực hiện để bảo vệ xã hội. Ví dụ như chúng ta thấy Trung Quốc, Nga đã tặng vật tư y tế cho nhiều quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ", ông Güller giải thích.
Theo ông, dịch bệnh một lần nữa chứng minh rằng vai trò lãnh đạo của thế giới của Hoa Kỳ chỉ là một điều trong quá khứ, và chủ nghĩa toàn cầu hóa đã sụp đổ.
"Dịch bệnh này cho thấy rất rõ thế giới mà vị trí lãnh đạo toàn cầu thuộc về Hoa Kỳ, đã là một điều của quá khứ, và thế giới này đang phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến tất cả.
Chỉ cần nhìn vào tuyên bố của các thống đốc các bang lớn nhất nước Mỹ, cho thấy bản chất tàn khốc của chủ nghĩa tư bản và sự bất lực của nó khi đối mặt với mối đe dọa mới này.
Trong cuốn sách của tôi - «Sự kết thúc của bá quyền Mỹ», tôi đã phân tích các sự kiện kinh tế, chính trị, quân sự bắt đầu từ những năm 2000, nói về sự hình thành thế giới mới, và trích dẫn dữ liệu cụ thể, chỉ ra quá trình tạo ra trật tự thế giới đa cực hiện đang diễn ra. Dịch bệnh hiện tại sẽ chỉ thúc đẩy quá trình này, chấm dứt ý tưởng toàn cầu hóa và đưa khái niệm quốc gia lên hàng đầu.
Cần lưu ý đã có cuộc tranh luận dữ dội trong nội bộ Hoa Kỳ tuần qua. Một số đại diện chủ chốt chính quyền Mỹ kêu gọi ông Trump thiết lập quan hệ hợp tác với Trung Quốc. Họ nhận ra nếu Hoa Kỳ không hợp tác với Trung Quốc, sẽ không có cơ hội kéo chính họ và các đồng minh ra khỏi cuộc khủng hoảng lớn này. Những thực tế này sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành thế giới đa cực. Trong những điều kiện này, những quốc gia có ảnh hưởng ở châu lục Á- Âu như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ có thể hình thành sự cân bằng quyền lực mới và một hệ thống mới sẽ thay thế mô hình hướng về phương Tây", ông Guller kết luận.