Cuộc kháng cự quyết liệt
Năm 1941, vào lúc 4 giờ 15 phút rạng sáng ngày 22 tháng 6, pháo đài Brest đã hứng chịu đòn hỏa lực mạnh. Khi đó, tại pháo đài có từ 7 đến 8 nghìn quân nhân và khoảng 300 gia đình của các chỉ huy.
Đợt tấn công vào pháo đài là ồ ạt và bất ngờ, vì vậy quân đồn trú không kịp chuẩn bị từ trước. Theo kế hoạch phòng thủ, trong trường hợp chiến tranh, quân đồn trú phải rời khỏi pháo đài và chuyển đến các công sự phòng thủ ở phía bắc, phía đông và phía nam của thành phố Brest.
Những người bảo vệ pháo đài, cùng với phụ nữ, trẻ em và những người bị thương, bị bỏ lại không có nước và thức ăn. Chỉ vào ngày 30 tháng 6, sau cái chết của người chỉ huy chiến dịch phòng thủ, sư đoàn bộ binh Wehrmacht thứ 45 đã chiếm pháo đài và thành phố Brest. Tuy nhiên, những chiến sĩ còn sống sót tiếp tục ở lại chiến đấu chống phát xít. Các nhân chứng hồi tưởng lại, những cuộc đánh trả ít quy mô vẫn tiếp tục nổ ra trong lòng pháo đài cho đến đầu tháng 8.
Pháo đài Brest trở thành biểu tượng tinh thần kiên cường, lòng dũng cảm, sức chịu đựng của những người lính Liên Xô.
Sự chiếm đóng và chiến dịch giải phóng
Trong thời gian chiếm đóng, Brest đã vào thành phần Ủy ban Ủy trị vùng lãnh thổ của Đức ở Ukraina. Quân Đức quốc xã đã tiêu diệt 40 nghìn cư dân và phá hủy hoàn toàn nền kinh tế của thành phố này.
Vào ngày 28 tháng 7 năm 1944, thành phố Brest đã đón chào những người giải phóng anh hùng, phương diện quân Belarus 1 đã tiến vào thành phố.
Khi quân đội Liên Xô giải phóng Pháo đài Brest vào tháng 7 năm 1944, các binh sĩ đã tìm thấy một dòng chữ trên tường pháo đài: “Tôi thà chết chứ không đầu hàng. Vĩnh biệt Tổ Quốc. 20 / VII-41".
Ngày 8 tháng 5 năm 1965, pháo đài Brest được phong danh hiệu Pháo đài Anh hùng.