Hà Nội kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân

Hà Nội luôn là thành phố yêu hòa bình. Đã có 227.706 chữ ký được Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và lãnh đạo Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội trao cho đại diện lãnh đạo Ủy ban Hòa bình Việt Nam.
Sputnik

Hà Nội tiếp tục thu thập hàng trăm ngàn chữ ký ủng hộ xóa bỏ vũ khí hạt nhân nhằm thực hiện lời kêu gọi từ chiến dịch của Hội đồng Chống bom nguyên tử và khinh khí của Nhật Bản phát động, hướng đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Hà Nội thu thập được 277.706 chữ ký ủng hộ xóa bỏ vũ khí hạt nhân

Ngày nay, vũ khí hạt nhân có khả năng hủy hiệt gấp hàng trăm lần cho nên bất kỳ hình thức sử dụng vũ khí hạt nhân do cố ý, do vô tình hay tính toán sai lầm đều đe dọa nghiêm trọng tình hình thế giới, an ninh quốc tế và tính mạng người dân thường vô tội.

Việt Nam lên tiếng về Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân

Thông tin từ Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội cho biết, ngày 6 tháng 4, Liên hiệp đã thu thập được 277.706 chữ ký ủng hộ lời kêu gọi của nạn nhân bom nguyên tử nhằm xóa bỏ vũ khí hạt nhân trên toàn thế giới.

Cần nhấn mạnh rằng, kể từ đầu năm 2020, hưởng ứng lời kêu gọi của các nạn nhân bom nguyên tử, thành phố đã tích cực triển khai chiến dịch vận động chữ ký đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

227.706 chữ ký này đã được Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và lãnh đạo Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội trao cho đại diện lãnh đạo Ủy ban Hòa bình Việt Nam tại Hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2020 diễn ra tại thủ đô ngày 25 tháng 2 vừa qua.

Đặc biệt hơn nữa, hoạt động này mang ý nghĩa vô cùng quan trọng lại phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng như nguyện vọng chung của nhân dân Việt Nam yêu chuộng hòa bình.

Hà Nội kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân

Phát biểu về việc thu thập được số lượng lớn chữ ký này, Phó Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội – bà Trần Thị Phương và Chủ tịch Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Thanh cho biết từ đầu năm 2020, thành phố đã tích cực triển khai chiến dịch vận động chữ ký đối với cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân trên địa bàn Thủ đô bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú nhằm hưởng ứng lời kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

Được biết, công tác thu thập chữ ký được thực hiện tại các cơ quan, công sở, khu dân cư, trên tuyến xe buýt và địa điểm công cộng trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội yêu hòa bình, phản đối vũ khí hạt nhân

Chiến dịch thu thập chữ ký đề nghị xóa bỏ vũ khí hạt nhân nhận được sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân bởi ý nghĩa nhân văn đối với các nạn nhân bom nguyên tử.

Việt Nam ký Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân

Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội hy vọng tiếp tục thu thập được thêm nhiều chữ ký khi học sinh, sinh viên khi tất cả quay trở lại trường sau thời gian nghỉ học do ảnh hưởng của dịch bệnh do chủng mới virus corona gây ra.

Ông Đồng Huy Cương, Tổng thư ký Ủy ban Hòa bình Việt Nam phát biểu khi tiếp nhận số chữ ký trong đợt 1 của chiến dịch đã biểu dương và bày tỏ sự cảm ơn những đóng góp của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội và Ủy ban Hòa bình thành phố Hà Nội đối với chiến dịch vận động cũng như cuộc đấu tranh giải trừ vũ khí hạt nhân.

Nhiều năm qua, Ủy ban Hòa bình Việt Nam và các tổ chức nhân dân Việt Nam đã tích cực hưởng ứng nhiều chiến dịch của Hội đồng Chống bom nguyên tử và khinh khí của Nhật Bản phát động, thu thập được hàng triệu chữ ký từ mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đòi xóa bỏ vũ khí hạt nhân, ủng hộ nạn nhân bom nguyên tử.

Việt Nam ủng hộ tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Trước đó, ngày 26 tháng 2, Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) đã nhóm họp để bày tỏ sự ủng hộ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) đồng thời kỷ niệm 50 năm ngày Hiệp ước này đi vào thực tiễn.

Hà Nội kêu gọi xóa bỏ vũ khí hạt nhân

Tại phiên họp này, các quốc gia thành viên HĐBA đều bày tỏ quyết tâm thúc đẩy các mục tiêu của Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Bên cạnh đó, các thành viên HĐBA nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ và củng cố Hiệp ước trong bối cảnh các thách thức địa chính trị quốc tế hiện nay, đồng thời kêu gọi các nước tham gia Hiệp ước cùng hợp tác để đạt được tiến triển trong việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải giáp hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.

Những quốc gia thành viên HĐBA cũng quyết tâm thúc đẩy nhiều mục tiêu của Hiệp ước, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Hiệp ước trong duy trì hòa bình quốc tế, an ninh và ổn định tiến tới mục tiêu cao nhất là một thế giới không có vũ khí hạt nhân.

Việt Nam lên tiếng về khả năng Trung Quốc đưa vũ khí hạt nhân ra Biển Đông

Tại sự kiện này, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc – Đại sứ Đặng Đình Quý tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với việc tuân thủ Hiệp ước một cách nghiêm túc và cân bằng dựa trên ba trụ cột: Không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải giáp hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình.

Những ưu tiên mà Việt Nam hướng đến là theo đuổi các biện pháp xây dựng lòng tin giữa các nước sở hữu và không sở hữu vũ khí hạt nhân, thực hiện các nghĩa vụ về không phổ biến vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước NPT và các nghị quyết liên quan của HĐBA, các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân cần thể hiện nỗ lực giải giáp hạt nhân, các khu vực không có vũ khí hạt nhân cần được củng cố thông qua việc thực hiện hiệu quả các hiệp ước liên quan, tiếp tục đối thoại và đàm phán nhằm giải quyết các vấn đề khó bao gồm các vấn đề liên quan tới Đông Bắc Á và Trung Đông.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh những ưu tiên nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân cân bằng trên cả ba trụ cột, đó là không phổ biến vũ khí hạt nhân, giải trừ hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình.

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định, Việt Nam đã tham gia tất cả các nỗ lực của quốc tế về không phổ biến vũ khí hạt nhân, bao gồm các hiệp ước toàn cầu và khu vực, tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) về các biện pháp bảo đảm an toàn và đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của HĐBA về không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Thảo luận