"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu

Mười một chuyến máy bay Nga chở các chuyên gia trong lĩnh vực virus học và dịch tễ học đã tới Serbia để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19.
Sputnik

Các bác sĩ đã đến những thành phố bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi coronavirus để giúp các cơ quan chức năng địa phương ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trung Quốc cũng đang hỗ trợ Belgrade bằng cách cung cấp khẩu trang, găng tay và thiết bị y tế. Nhưng, người Serbia bỏ qua sự giúp đỡ của EU vì coi biện pháp này là quá muộn màng. Dịch bệnh COVID-19 làm thay đổi quan điểm về tình đoàn kết châu Âu. Sau đây là bài của Sputnik về nội dung này.

"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu

Cách ly tổ dân phố

"Nhân dân Serbia đã trải qua nhiều khó khăn gian khổ: hai thế chiến và các vụ không khích của NATO. Tình hình hiện nay là rất phức tạp, nhưng mọi người đều cố gắng duy trì sự lạc quan", - nữ nhà báo Katerina Lane từ thành phố Valevo nói.

Tâm chấn của coronavirus hiện đang ở thành phố này, tất cả cư dân đang trong khu vực cách ly. Tuy nhiên, theo lời cô Katerina, không ai cảm thấy khó chịu:

"Các tình nguyện viên giao thức ăn cho người già, những người cao tuổi nhận lương hưu tại nhà. Thanh toán hóa đơn tiện ích đã bị trì hoãn cho đến khi kết thúc chế độ khẩn cấp. Ngoài ra, hầu hết mọi người dân, ngay cả ở vùng sâu vùng xa đều được kết nối vào mạng Internet".

Những ca nhiễm đầu tiên đã được ghi nhận ở Serbia vào đầu mùa xuân. Chính quyền đã phản ứng rất nhanh: vào ngày 15 tháng 3 đã ban bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa các trường học, trường đại học, nhà trẻ, cơ sở ăn uống, công viên thành phố. Chỉ có các cửa hàng tạp hóa và hiệu thuốc đang làm việc. Những người trên 65 tuổi không được phép ra ngoài.

"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu

Ngoài ra, tại Belgrade có lệnh giới nghiêm từ 17 giờ đến 5 giờ sáng, vào cuối tuần từ 13 giờ chiều thứ bảy đến 5 giờ sáng thứ hai. Người vi phạm chế độ tự cách ly phải đối mặt với mức phạt từ 450 đến 1250 euro. Tất cả những người trở về quê hương từ nước ngoài phải kiểm dịch tại nơi cư trú trong 28 ngày.

"Ở giai đoạn đầu, người dân Serbia đã không coi trọng những hạn chế. Nhưng, sau đó rất sợ hãi. Mọi người ở nhà, giúp đỡ hàng xóm - điều này rất phổ biến ở vùng Balkan. Các vận động viên, nhân vật văn hóa, doanh nhân cũng tham gia chiến dịch này. Tay vợt người Serbia Novak Djokovic quyên góp 1 triệu euro cho quỹ chống dịch COVID-19", - cô Tatyana Rybakova, cư dân Loznitsa, giải thích với Sputnik.
"Tất cả mọi người đều có bảo hiểm y tế, nhưng vấn đề là ở chỗ: các bệnh viện thiếu hụt thiết bị y tế (đặc biệt là ở các địa phương) và các chuyên gia giỏi nhất rời khỏi Serbia chuyển sang Tây Âu", - cư dân Belgrade Anatoly Pomortsev nói thêm.
"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu

Do thiếu hụt chuyên gia, chính quyền đang thu hút những bác sĩ về hưu đến bệnh viện và kêu gọi những người đang làm việc ở nước ngoài hãy quay về nước. Đáng tiếc, nhiều bác sĩ bị lây bệnh.

"Tôi tin cậy anh Tập"

Chính quyền Serbia đã nhận thức được rằng họ không thể tự mình đối phó với dịch bệnh. Đất nước đã rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng khẩu trang, găng tay và máy trợ thở.

Trước hết, Tổng thống Alexander Vuсiс đã hướng tới Brussels, nhưng đã bị từ chối. Tại Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, coronavirus đã lây lan nhanh đến mức Ủy ban Châu Âu ra lệnh cấm cung cấp thiết bị y tế cho nước ngoài. Ngay cả quy chế ứng cử viên EU cũng không giúp Serbia đạt được bất cứ điều gì.

"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu
"Tôi không muốn đưa ra kết luận chính trị, nhưng, chúng tôi đã nhận thức được rằng, trên thực tế không có sự đoàn kết của châu Âu, đó chỉ là một câu chuyện cổ tích được viết trên giấy", - Tổng thống Vučić đã nói lúc đó.

Sau khi trong nước có hơn một nghìn bệnh nhân được xác định nhiễm COVID-19, Serbia đã yêu cầu Trung Quốc giúp đỡ. Vài ngày sau, Bắc Kinh đã gửi máy bay với thiết bị và vật tư y tế đến Belgrade. Sáu bác sĩ Trung Quốc có kinh nghiệm điều trị coronavirus cũng đã đến nước này.

"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu

Tổng thống đích thân chào đón họ. Ông đã xúc động đến nỗi hôn quốc kỳ Trung Quốc.

Belgrade, Valevo, Loznitsa được trang trí với những tấm biểu ngữ khổng lồ "Cảm ơn, anh Tập!" và bức chân dung của Tập Cận Bình.

"Sự giúp đỡ của Bắc Kinh có tầm quan trọng rất lớn. Các chuyên gia Trung Quốc đã kiểm tra tất cả các bệnh viện Serbia nơi họ điều trị cho người nhiễm bệnh. Hai nước đã đạt được thỏa thuận để bắt đầu sản xuất khẩu trang ở Serbia. Mọi người được tặng những khẩu trang y tế trên đường phố. Các chuyên gia Trung Quốc cấm rời khỏi nhà nếu không đeo khẩu trang và găng tay phòng chống dịch", - cô Rybakova cho biết.

"Serbia sẽ không lặp lại kịch bản Italy"

Ngay sau đó, Nga cũng giúp đỡ. Mười một máy bay Il-76 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Bataynitsa gần Belgrade. 87 chuyên gia bắt đầu làm việc gần như ngay lập tức, chia thành các nhóm. Trong mỗi nhóm đều có  một nhà trị liệu, nhà dịch tễ học, bác sĩ gây mê, thiết bị y tế.

Hai nhóm đang làm việc ở Belgrade, các nhóm khác đến các thành phố Valevo, Nis, Kikinda, Chupriya – nơi có tình trạng tồi tệ nhất.

Các máy bay Il-76 đã chở mười sáu chiếc xe chuyên dụng để phun khử khuẩn các cơ sở hạ tầng quan trọng và đường phố, nhiều thiết bị và vật tư y tế, bao gồm cả máy trợ thở. Bộ Quốc phòng Nga đã giám sát việc giao hàng.

"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu
"Sự giúp đỡ của Nga đã khẳng định tình hữu nghị giữa hai nước chúng ta. Rất cám ơn Vladimir Putin và người dân Nga!" – ông Vučić viết trên Instagram.

Thủ tướng Serbia Ana Brnabic và Bộ trưởng Quốc phòng Aleksandar Vulin đã đón chào những người Nga tại sân bay Batajnica. Họ không tiếc lời cảm ơn dành cho Nga.

"Nga hỗ trợ các quốc gia đang ở tình trạng khó khăn nhất, bao gồm cả Hoa Kỳ. Bằng cách này, Matxcơva nêu một tấm gương cho thế giới về cách hành động trong thời gian đại dịch", - Thủ tướng Serbia nói.
"Chúng tôi đã rất nóng lòng chờ đợi sự hỗ trợ từ Nga, nhưng, chúng tôi vẫn không buồn bã khi thấy Matxcơva gửi máy bay đầu tiên tới Ý. Chúng tôi hiểu, tình hình ở đó là phức tạp hơn", - cư dân Belgrade, nhà sử học Alexander Jivotic giải thích.

Ông chắc chắn rằng, Serbia sẽ không lặp lại kịch bản Italy. Nhờ phản ứng kịp thời, nước này đã cố gắng tranh thủ từng giờ, từng phút chống dịch.

"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu

Khi đó Belgrade cũng đã đàm phán với Pháp.

"Emmanuel Macron đã truyền cảm hứng về tinh thần cho Serbia trong cuộc chiến chống lại coronavirus", - ông Vučić nói sau cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Pháp.

Các nhà báo Serbia lưu ý, ông Vuсiс đã nói cụm từ "về tinh thần” với một giọng châm biếm.

Kết quả là, Brussels đã phân bổ cho Serbia 15 triệu euro để đấu tranh chống lại coronavirus. Và thêm 78 triệu euro cho việc phục hồi kinh tế xã hội. Belgrade không đưa ra bình luận nào về quyết định này.

Thao túng chính trị

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà sử học và nhà khoa học chính trị người Serbia Stevan Gajiс bày tỏ ý kiến ​​rằng, chính quyền sử dụng tình huống với việc cung cấp thiết bị y tế cho mục đích chính trị.

"Tổng thống Vuсiс là người thao túng rất giỏi. Ông ta đã lớn tiếng quay sang Trung Quốc, mặc dù mọi người đều kỳ vọng rằng ông ta sẽ đàm phán trước với Nga. Bằng cách tăng cường quan hệ với Bắc Kinh, ông ta muốn làm tổn thương cả Liên minh châu Âu và Nga", - chuyên gia người Serbia nhận xét.

Theo ông, Vuсiс đã cho thấy rõ rằng, ông sẽ tìm được những đồng minh khác nếu Brussels không thay đổi lập trường về các điều kiện gắn với việc Serbia gia nhập EU.

"Cảm ơn những người Nga". Điều gì Serbia sẽ không bao giờ tha thứ cho châu Âu
"Trở ngại chính là Kosovo. Brussels khăng khăng đòi Belgrade công nhận chủ quyền của lãnh thổ này, nhưng Vučić chỉ đồng ý công nhận các khu vực có đa số người Albania", - ông nói.

Nga phản đối việc công nhận Kosovo là một quốc gia có chủ quyền, thậm chí chủ quyền một phần. Ông Gajic nhắc nhở rằng, tại tất cả các phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Maxcơva kêu gọi Belgrade và Pristina thực hiện nghị quyết 1244 của LHQ, văn kiện này coi  Kosovo là một bộ phận không thể tách rời của Serbia.

"Đột nhiên có tình hữu nghị chặt chẽ với Trung Quốc, ông Vučić rơi nước mắt vì xúc động, tỏ lòng biết ơn, đây cũng là một gợi ý cho Nga: Serbia có những lựa chọn thay thế. Tổng thống hy vọng rằng Matxcơva sẽ thay đổi quan điểm về Kosovo. Nhưng, người dân Serbia không ủng hộ nhà lãnh đạo đất nước trong vấn đề này", - chuyên gia kết luận.
Thảo luận