Tại sao thế giới sau đại dịch sẽ không giống như trước?

Dịch coronavirus COVID-19 đã xâm nhập vào gần 200 quốc gia. 1/3 dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi các biện pháp kiểm dịch. Hàng tỷ đô la được chính phủ các quốc gia khác nhau đổ vào nền kinh tế để giảm thiểu tiêu cực của đại dịch, vì hậu quả về kinh tế, xã hội có thể trở nên nguy hiểm hơn cả virus.
Sputnik

4 làn sóng khủng hoảng

Dự đoán nơi có khả năng trở thành ổ phát sinh khủng hoảng kinh tế

Các nhà kinh tế dự đoán Mỹ và thế giới có 4 làn sóng khủng hoảng kinh tế, so sánh với nó thì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 dường như không quá nghiêm trọng. Tác động hủy diệt của dịch bệnh toàn cầu có thể tránh được bằng những nỗ lực chung của cộng đồng thế giới. Tập hợp các biện pháp được thực hiện bởi các quốc gia có trách nhiệm và các tổ chức quốc tế đúng thời điểmsẽ giúp làm chậm sự lây lan virus.

Tuy nhiên, dường như cộng đồng thế giới không tồn tại. Hoa Kỳ không những không loại bỏ các hạn chế thương mại và kinh tế đối với Iran đang bị nhiễm virus, mà ở đỉnh điểm của dịch bệnh còn áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với nước Cộng hòa Hồi giáo.

Chính quyền Séc tịch thu khẩu trang Trung Quốc được gửi đến Ý trong chuyến hàng nhân đạo. Hiện giờ đã rõ ràng là thế giới trong cuộc khủng hoảng, không chỉ mất đoàn kết trong cuộc chiến chống lại mối đe dọa chung, mà còn chia rẽ nhiều hơn.

Lagarde nói về mối đe dọa lặp lại cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008

Thế giới sẽ không như trước

Dịch virus tạo ra những khó khăn rõ ràng trong hiện tại, nhưng mở ra triển vọng độc đáo trong tương lai. Các quốc gia có khả năng đảm bảo khả năng tự chủ hệ thống kinh tế xã hội của mình, sẽ có thể cảm thấy tự tin hơn trong các tình huống khẩn cấp của thế kỷ 21.

Không còn nghi ngờ gì nữa, ngay cả nhân loại bị chia rẽ cũng có thể vượt qua COVID-19 trong tương lai gần, như một mối đe dọa lớn đối với cư dân trên hành tinh.

Thảo luận