Tìm ra chỗ sơ hở trong lớp màng của coronavirus

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy màng bảo vệ của coronavirus mỏng hơn nhiều so với các loại virus như HIV. Đây là điều thuận lợi giúp các nhà miễn dịch học dễ dàng hơn trong việc tạo ra vắc-xin, vì hóa ra virus SARS-CoV-2 dễ bị tổn thương hơn.
Sputnik

Cấu trúc của coronavirus

"Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, chúng tôi thấy  rằng trên bề mặt của coronavirus có nhiều protein gai hơn, chúng được sử dụng để gắn vào các tế bào và xâm nhập vào bên trong các tế bào này", - các nhà nghiên cứu viết.

Những gai này được phủ bằng polysacarit, được gọi là glycans, là chất có nhiệm vụ ngụy trang  các protein của virus,  giúp chúng lẩn trốn hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Chân tướng coronavirus dưới kính hiển vi

Sau đó, các nhà khoa học đã xây dựng được bản đồ cấu trúc của các glycan chuyên cung cấp thông tin quan trọng về  khả năng tiếp cận bề mặt của protein virus đối với kháng thể, đây là một bước quan trọng trong quá trình phát triển vắc-xin.

Mặc dù được bao phủ  bằng một lớp màng như vậy, tuy nhiên coronavirus vẫn còn nhiều chỗ sơ hở, các nhà khoa học sẽ phải tác động vào những điểm yếu này.

Ví dụ, các virus tương tự như HIV phải liên tục tránh tiếp xúc với hệ thống miễn dịch, vì vậy chúng có một lớp glycans thực sự dày đặc, hoạt động như một lá chắn. Nhưng trong trường hợp coronavirus, mật độ glycan thấp hơn, đồng nghĩa với việc  hệ thống miễn dịch sẽ gặp ít trở ngại hơn trong việc vô hiệu hóa virus bằng kháng thể.

Điều này cũng giúp gia tăng cơ hội tạo ra vắc-xin, các nhà khoa học nhận định.

Thảo luận