Cuộc rơi tự do kỷ lục: Kinh tế Hoa Kỳ sụp đổ 40%

Những ngân hàng lớn nhất đã cập nhật dự báo và đang chờ đợi sự sụp đổ thảm hại của nền kinh tế Mỹ - tới 40%. Theo đánh giá, vào tháng Tư, do tình trạng đóng cửa các doanh nghiệp và kiểm dịch cách ly, nước Mỹ sẽ mất khoảng 25 triệu chỗ làm việc.
Sputnik

Trong lịch sử chưa bao giờ từng xảy ra chuyện như vậy. Bài viết của Sputnik sẽ cho thấy viễn cảnh ra sao trên bình diện này.

Tồi tệ hơn dự kiến

Ngay từ hồi giữa tháng 3, Bank of America đưa ra tuyên bố rằng đại dịch đe doạ những hậu quả vô tiền khoáng hậu. Trong suốt quý II, mỗi tháng sẽ có tới 1 triệu người Mỹ mất chỗ làm việc, khiến GDP sút giảm 12%. Ở một ngân hàng lớn khác là Morgan Stanley còn đánh giá bi quan hơn nữa: người ta nói về mức âm 30%. 

Bây giờ đã rõ là mọi thứ hoá ra còn tồi tệ hơn nhiều. Theo dự báo sửa đổi mà Morgan Stanley công bố tuần trước, nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ sụp đổ 38%. Các doanh nghiệp ở tất cả các bang phải đóng cửa, - chuyên gia kinh tế nhắc nhở. 

«Chờ đợi chúng ta là cuộc suy thoái sâu hơn và sự phục hồi kéo dài hơn so với dự tính trước đây», - báo cáo của Morgan Stanley nêu rõ.

Trong quý III, sẽ bắt đầu tăng trưởng nhưng như các nhà phân tích nhấn mạnh, may chăng chỉ vớt vát hoàn lại được 1/3 số mất mát của bán niên thứ nhất. 

WSJ đưa tin: các công ty dầu khí Hoa Kỳ bắt đầu ngừng sản xuất

Về kết quả năm 2020, Morgan Stanley dự đoán mức cắt giảm GDP thực tế là 5,5%, tuột dốc tối đa kể từ năm 1946.

Những chuyên gia khác cũng đánh giá tình hình tương tự như vậy. Vụ Ngân sách Quốc hội Hoa Kỳ giả thiết rằng GDP sẽ thấp ít nhất 28% trong quý II, nhưng theo kịch bản tiêu cực, «quy mô có thể sẽ lớn hơn nhiều».

Còn Credit Suisse của Thuỵ Sĩ dự kiến ​​mức giảm 1/3.

«Chúng ta cần sẵn sàng đón nhận thực tế giảm tổng sản phẩm quốc nội của Hoa Kỳ đến mức kỷ lục trong quý này, bởi đại dịch coronavirus vẫn đang tiếp diễn phá hủy nền kinh tế. GDP sẽ giảm bớt 33,5%. Điều đó có nghĩa là giai đoạn từ ngày 1 tháng 4 đến ngày 30 tháng 6 sẽ tồi tệ nhất trong suốt lịch sử kể từ năm 1945», - các nhà phân tích của ngân hàng nhận xét. 

Các chuyên gia nhận định về tình hình sau khi công bố đại dịch coronavirus
Như Сredit Suisse làm rõ, trong quý «đen đủi» nhất của năm 2008, GDP của Hoa Kỳ từng giảm «chỉ vẻn vẹn» 8,4%. Thế mà trong ba tháng tới, nhiều khả năng là kỷ lục của 62 năm trước – sụt giảm 10% như ghi nhận trong quý I năm 1958 trên nền bối cảnh «cuộc suy thoái kinh tế Eisenhower», sẽ bị phá vỡ.

Về kết quả năm 2020, Credit Suisse dự báo rằng GDP của Hoa Kỳ cắt giảm 5,3%. Thế mà hồi năm 2008 khủng hoảng, con số này chỉ bằng một nửa là 2,8%.

Âm 40% 

Có thực tế thê thảm là Hoa Kỳ đang sa vào suy thoái và cuộc khủng hoảng coronavirus hầu như đã hủy diệt cả hoạt tính kinh doanh lẫn nhu cầu tiêu dùng, - các chuyên gia ngân hàng JP Morgan tuyên bố. Dự báo cập nhật theo chiều hướng ảm đạm: âm 40% trong quý II (trước đó người ta nói về mức 25%). 

Yếu tố thất nghiệp tăng chưa từng thấy cũng buộc phái đưa ra đánh giá về tình hình suy giảm đột ngột. Trong ba tuần lễ, người Mỹ nộp 16,8 triệu lá đơn xin trợ cấp. Theo quan điểm của JP Morgan, mức thất nghiệp vào tháng 4 có thể tới 20%, nghĩa là khoảng 25 triệu người Mỹ sẽ không còn nguồn thu nhập nào nữa.

Các nhà kinh tế mà Bloomberg khảo sát cho rằng thất nghiệp sẽ tăng lên 12,6%. Khôi phục chỗ làm việc sẽ là quá trình chậm chạp: đến cuối năm, chỉ số sẽ chỉ giảm 8,1%. 

Chuyên gia của Bloomberg dự đoán cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Như chuyên gia kinh tế từng đoạt giải Nobel, ông Nuriel Roubini đã cảnh báo trước đây, tất cả những dự đoán này đều là rất tương đối, bởi nền kinh tế chưa bao giờ gặp phải vấn đề với quy mô lớn như thế này.

«Cả trong thời Đại suy thoái cũng như trong những năm Thế chiến II, rồi cuộc sụp đổ tài chính toàn cầu năm 2008, đều chưa từng có chuyện là một phần đáng kể của nền kinh tế thế giới ở Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc đơn giản là ngừng lại», - chuyên gia Nuriel Roubini khái quát.

Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào trước đây cũng đều là mờ nhạt so với đòn tấn công COVID-19: toàn bộ các thành tố nhu cầu toàn cầu - tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu - đều tuột dốc trong cuộc rơi tự do.

Còn ông James Boulard đứng đầu Ngân hàng Dự trữ Liên bang Saint-Louis tin rằng ngay tới đây chúng ta sẽ chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp 30% ở Hoa Kỳ. Để so sánh, xin nhắc: chỉ số thất nghiệp ở đỉnh điểm Đại suy thoái từng là 25%.

Thảo luận