Ngư dân Việt Nam không chỉ là nạn nhân tuần tra của Trung Quốc, mà cả của đại dịch coronavirus

Vụ tàu tuần tra Trung Quốc bắn vào tàu đánh cá Việt Nam ở khu vực quần đảo Hoàng Sa dường như là một sự kiện rất bình thường, nhưng trong bối cảnh hiện tại mọi việc mang sắc thái đặc biệt gay gắt. Tiến sĩ khoa học lịch sử Dmitry Mosyakov, người đứng đầu Trung tâm Đông Nam Á, Úc và Châu Đại Dương thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết.
Sputnik

Theo ông Dmitry Mosyakov, sự cố xảy ra với tàu Việt Nam cho thấy trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu liên quan đến đại dịch, trong khi các quốc gia đưa ra các phản ứng khác nhau, các cuộc xung đột giữa các quốc gia riêng lẻ không những giảm bớt, mà ngược lại, có xu hướng được kích hoạt và diễn biến theo chiều hướng xấu đi. thời các quốc gia này đang nỗ lực gây căng thẳng tình hình bên ngoài để kéo sự chú ý của người dân từ các vấn đề trong nước sang các vấn đề đối ngoại.

Việt Nam không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở Biển Đông
"Nói chung, vụ việc xảy ra với những người ngư dân Việt Nam là tình trạng xảy ra thường xuyên ở Biển Đông trong nhiều thập kỷ. Trên một hòn đảo của Việt Nam, bản thân tôi được cho thấy cảnh những tàu cá Việt Nam thường đi đánh bắt cá ở Hoàng Sa và bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn. Nhưng trong bối cảnh đại dịch, mâu thuẫn giữa các quôc gia chỉ càng leo thang, bộc lộ ra bên ngoài rõ rệt hơn và nóng bỏng hơn. Vào những ngày này, trạng thái cảm xúc nhạy cảm và mãnh liệt hơn, vì thế bất kỳ xung đột nào, thậm chí cả những xung đột đã xảy ra nhiều lần, cũng được xem xét dưới góc độ khác hơn, cả về chủ quan lẫn về mặt xã hội. Và chúng ta thấy rõ báo chí Trung Quốc đang chứng minh điều này bằng những cáo buộc rằng vì Việt Nam không thể đối phó với coronavirus nên mới hợp lực với Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, cách giải thích như vậy không phù hợp với thực tế và hoàn toàn vô căn cứ. Ngược lại, Việt Nam đang chiến đấu chống coronavirus theo cách rất rõ ràng và hiệu quả. Còn chuyện Hoa Kỳ đứng về phía Việt Nam hoàn toàn không đồng nghĩa với việc Việt Nam coi Hoa Kỳ là đồng minh thân thiết của mình. Hà Nội tiếp tục theo đuổi chính sách đối ngoại đa vector và chính sách Ba Không".

"Còn về phía Hoa Kỳ, tôi có cảm giác rằng Washington đang nghi ngờ rằng Trung Quốc sẽ lợi dụng tình hình, khi Hoa Kỳ chưa thể kiểm soát được sự lây lan của đại dịch. Có một nỗi sợ rằng Trung Quốc là đất nước đầu tiên thoát khỏi đại dịch và giờ đây Bắc Kinh có thể chủ động theo đuổi đường lối của mình trong chính sách đối ngoại và kinh tế, đạt được kết quả nhất định trước khi Hoa Kỳ chiến thắng đại dịch. Và đó là lý do tại sao Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam", - ông Dmitry Mosyakov nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Chuyên gia cũng tin rằng lập trường này phản ánh nguyện vọng của Washington muốn lợi dụng cuộc xung đột hiện tại để làm trầm trọng thêm cuộc đối đầu của chính họ với Trung Quốc. Hơn nữa, ở Hoa Kỳ đang có tâm trạng cáu kỉnh bực tức đối với Trung Quốc như là đất nước-nơi xuất phát đại dịch.

Mỹ quan tâm đến việc vụ tàu đánh cá Việt Nam bị chìm ở Biển Đông
"Chính vì thế mà cuộc xung đột hiện tại ở biển Đông đang trở nên đặc biệt gay gắt. Hiện chưa rõ mâu thuẫn sẽ được xử lý ra sao. Trong một tình huống bình thường, trong hoàn cảnh không có đại dịch luôn luôn có cơ hội để suy ngẫm, tìm ra những thỏa thuận mà hai bên chấp nhận được, dù là tạm thời. Nhưng trong tình hình căng thẳng hiện nay, cuộc xung đột này có thể nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mới đầy kịch tính và có thể trở thành cuộc xung đột với sự tham gia không chỉ của Việt Nam và Trung Quốc, mà cả Hoa Kỳ. Washington có thể lại tiếp tục đưa tàu tới các khu vực mà Trung Quốc cấm tàu chiến không được đi qua, hay khiêu khích Bắc Kinh bằng cách nào đó. Đường lối tương tự không phải là mới mẻ gì đối với Hoa Kỳ, nhưng trong tình hình hiện tại có thể đưa đến những hậu quả khó lường nhất. Đây chính là mối nguy lớn nhất hiện nay, vì cuộc xung đột không phải là mới nhưng vì nó xảy ra trong bối cảnh mới nên có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng nhất", - giáo sư Matxcơva, ông Dmitry Mosyakov nhận định.
Thảo luận