Nền kinh tế thế giới thời đại dịch
«Do sự xuất hiện coronavirus, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới không thể mau lẹ đảm bảo cung cấp cho nước mình những hàng hóa cần thiết, bởi chuỗi sản xuất-cung ứng toả rộng ở nhiều nước khác nhau. Sự cố ngắt quãng chuỗi này đã làm phát sinh không ít vấn đề ở nhiều quốc gia», - ông Hamid Zadbum nói với Sputnik, chỉ ra câu hỏi nảy sinh trong tương quan này: nên chăng trong tương lai các nước sẽ hành động độc lập với nhau?
Ông lưu ý rằng trong tình hình chung phát sinh do coronavirus, Tehran đã đối phó thành công hơn các quốc gia khác, chính nhờ dựa chắc vào khả năng nội tại và ít phụ thuộc vào sản xuất ở các nước khác.
Theo lời ông, trong các cửa hàng của Iran không bao giờ có cảnh trống rỗng còn sự khan hiếm khẩu trang trong những ngày đầu lây lan coronavirus là kết quả của đòi hỏi nhân tạo tức thời, nhưng về cơ bản đã có thể nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của cư dân đất nước với mặt hàng này.
«Đáng chú ý là nền kinh tế thế giới trong tương lai có thể sẽ chuyển động theo hướng như vậy, trong đó tự các nước sẽ triển khai sản xuất những hàng hóa thiết yếu vào đúng lúc cần. Xét theo lý do đó, ý tưởng dựa chắc vào khả năng kinh tế nội tại của đất nước hẳn sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế», - ông Hamid Zadbum kết luận.
Ngày 11 tháng 3 Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố tình trạng lây lan bệnh viêm đường hô hấp cấp do coronavirus mới COVID-19 là đại dịch.