"Những người mắc bệnh như vậy đặc biệt cần phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của tim, vì số liệu thống kê nói lên điều đó", - nhóm khoa học gia viết.
Theo nhiều nghiên cứu, trong số những người từ 45 tuổi trở lên mắc bệnh tiểu đường type 2, chỉ một nửa nhận thức được nguy cơ về bệnh tim và đột quỵ.
Đối với các khuyến nghị về chế độ ăn uống, một ví dụ là hạn chế mì ống và khoai tây. Thực tế với bệnh tiểu đường, việc kiểm soát cân nặng vô cùng khó khăn và các sản phẩm tinh bột thường gây ra béo phì.
Người ở châu Á sống lâu hơn
Ví dụ người châu Á mắc bệnh tiểu đường sống lâu hơn nhiều so với người Mỹ có cùng chẩn đoán. Vấn đề không chỉ ở chế độ ăn đặc thù, mà còn là một chỉ số khối cơ thể (BMI), mà thường người châu Á ở mức độ chấp nhận được.
"Một trong những vấn đề quan trọng nhất của bệnh tiểu đường là xác định bệnh. Nhiều người thậm chí không biết rằng họ bị bệnh. Một khi bạn biết mình mắc bệnh tiểu đường, việc kiểm soát chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc men nếu cần thiết, là rất quan trọng", - các nhà khoa học kết luận.