Ông Thae, ứng cử viên của đảng đối lập chính - Đảng Hàn Quốc tương lai, đắc cử vào Quốc hội theo kết của cuộc bỏ phiếu trong khu đô thị Gangnam danh tiếng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ liên Triều? Sau đây là bài của Sputnik về những thay đổi có thể xảy ra trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc sau cuộc bầu cử.
Liệu chiến thắng của ông ấy là quá bất ngờ?
Chiến thắng trong cuộc bầu cử vào cơ quan lập pháp tối cao của Hàn Quốc của một người mấy năm trước đã kiên quyết bảo vệ những lợi thế của chế độ CHDCND Triều Tiên trong các cuộc phỏng vấn của truyền thông phương Tây có vẻ khó tin. Đặc biệt khi đối thủ của ông Thae là ứng cử viên của Đảng Dân Chủ Đồng Hành cầm quyền của Hàn Quốc - nghị sĩ bốn nhiệm kỳ Kim Sung-gon, người đã từng giữ chức Tổng thư ký Quốc hội và Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng.
Nhưng, kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến xác nhận rằng, đa số cử tri đã bỏ phiếu cho một số ứng cử viên nhất định không phải vì chương trình bầu cử của họ, không phải vì những phẩm chất cá nhân của họ, mà theo nguyên tặc: họ đại diện cho đảng nào.
Trong khu vực bầu cử số 1 của khu đô thị Gangnam, nơi những người giàu nhất thành phố đang sinh sống, đa số cử tri không ủng hộ khẩu hiệu công bằng xã hội. Trong 30 năm qua, Đảng Dân chủ không bao giờ giành được chiến thắng trong khu này. Vì thế, chiến thắng của một người xuất thân từ Bắc Triều Tiên biến thành nha phê bình “chế độ cộng sản” không phải là quá bất ngờ.
Theo chuyên gia Kim Hyuk từ Trung tâm nghiên cứu về trao đổi và hợp tác liên Triều, người cũng đã từng đào thoát sang miền Nam vào giữa những năm 90, việc một cán bộ đào ngũ từ Bắc Triều Tiên đắc cử vào Quốc hội có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động chính trị trong nước, nhưng, khó có thể có tác động nghiêm trọng đến mối quan hệ liên Triều, vì Đảng Dân chủ cầm quyền đã giành chiến thắng áp đảo.
Có chú ý đến việc, Thae Yong-ho là con trai của một vị tướng quân đội CHDCND Triều Tiên, người từng tham gia chiến tranh du kích cùng với cố lãnh tụ Triều Tiên Kim Nhật Thành, người ta sẽ chú ý lắng nghe ý kiến của ông ấy về mối quan hệ với Bắc Triều Tiên. Ông cũng có thể tham gia ủy ban quốc hội về các vấn đề quốc tế và thống nhất Triều Tiên. Nhưng ý kiến của ông ấy sẽ không có ý nghĩa quyết định.
Cách tiếp cận mới
Theo ông Kim Hyuk, việc Đảng Dân chủ củng cố vị thế của mình không có nghĩa là trong quan hệ liên Triều sắp có một bước đột phá. Chính phủ đã đưa ra điều kiện tiên quyết: trước hết cần phải cản thiện mối quan hệ giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ. Do đó, rất ít khả năng tăng cường quan hệ liên Triều. Tuy nhiên, nếu mối quan hệ giữa Trump và Kim Jong-un sẽ cải thiện trong bối cảnh đại dịch coronavirus, điều này có thể dẫn đến những liên hệ mới giữa Washington và Bình Nhưỡng, cũng như giữa Bình Nhưỡng và Seoul. Điều đó sẽ làm tăng tầm quan trọng của Matxcơva trong chính sách đối ngoại của Hàn Quốc.
“Trong quá trình phát triển hợp tác giữa Seoul và Bắc Triều Tiên, Nga là một đối tác độc lập hơn so với Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Cho dù trong vấn đề kết nối giao thông liên Trều hoặc cùng nhau phát triển các khu vực. Bởi vì nếu Hàn Quốc thiết lập sự hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực này, thì mối quan hệ với Hoa Kỳ sẽ bị nghẹt thở. Và nếu Hàn Quốc đi theo Washington, Trung Quốc chắc chắn sẽ tăng cường ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng. Do đó, theo tôi, vị thế của Nga trong quá trình phát triển liên hệ với Bắc Triều Tiên là thuận lợi hơn”.
Giáo sư Park Won Gon tại Trường Nghiên cứu, Ngôn ngữ và Văn học Quốc tế thuộc Đại học Handong, cũng chia sẻ ý kiến này.
Seoul sẽ tích cực thúc đẩy chuyến thăm Hàn Quốc không chỉ của Chủ tịch Tập Cận Bình, mà cả của Tổng thống Putin, bởi vì họ có thể giúp không chỉ thoát khỏi bế tắc trong quan hệ liên Triều, mà còn khởi động lại tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.
Kinh tế là định hướng ưu tiên
Điều đáng chú ý là, một số nhân vật chính trị chống Cộng cứng rắn và cánh hữu bảo thủ, nói lên ý kiến rằng, trên thực tế đảng cầm quyền là những người theo Tư tưởng Chủ thể của Bắc Triều Tiên ngay từ khi bắt đầu tham gia phong trào vì dân chủ. Và Moon Jae-in, người đã “lật đổ” Tổng thống hợp pháp của họ Park Geun-hye, gần như là tay sai của Bình Nhưỡng, người luồn cúi trước Trung Quốc và muốn thống nhất với bị Cộng sản xâm chiếm.
Theo ý kiến của họ, các đặc vụ Bắc Triều Tiên từ lâu nắm quyền ở Seoul và đang hành động vì lợi ích của chế độ độc tài Bình Nhưỡng, phá hủy mọi thứ đảm bảo sự thành công và thịnh vượng của Hàn Quốc. Ở đây trước hết nói về liên minh truyền thống với Washington.
“Trong mối quan hệ với Hoa Kỳ, mọi thứ đều không dễ dàng, nhưng, tình hình trở nên phức tạp hơn vì Mỹ đòi Seoul tăng tiền chi ra để chia sẻ gánh nặng quốc phòng. Ép buộc Seoul phải chi tiền để duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Hàn Quốc là lời hứa tranh cử của Trump. Nếu không có tiến triển nào trong vấn đề này, ông có thể nói rằng, Hoa Kỳ sẽ không còn bảo vệ Hàn Quốc nữa. Ông ta sẽ yêu cầu Hàn Quốc thay đổi lập trường về vấn đề này, nếu không, ông có thể tăng thuế hải quan. Mặc dù, trong thời gian dịch Covid-19, chắc là Mỹ sẽ không làm như vậy”, - ông Park Won Gon nói.
Tuy nhiên, theo ý kiến của ông, mối đe dọa chính không phải là chính sách của Washington mà là quan điểm mang tính nguyên tắc của Seoul trong quan hệ với Nhật Bản.
“Trong nửa đầu năm nay, Hàn Quốc phải bán ra tài sản của các công ty Nhật Bản bị tòa án Hàn Quốc bắt giữ vào cuối năm ngoái vì các công ty này đã phạm tội ép buộc những người Triều Tiên phải lao động cưỡng bức trong thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên vào những năm Thế chiến II. Bây giờ, do dịch Covid-19, biện pháp này bị hoãn lại, nhưng, nó không thể bị trì hoãn trong một thời gian dài. Biện pháp này sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng, đáng tiếc, chính phủ của cà Hàn Quốc và Nhật Bản đều không áp dụng những nỗ lực tích cực để giải quyết vấn đề”, - giáo sư nói.
Trước đây, Đảng Dân chủ đã bốn lần giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sau cuộc bầu cử quốc hội, do đó, nhiều khả năng chính sách đối ngoại như vậy sẽ không kết thúc sau 2 năm nhiệm kỳ của Tổng thống đương nhiệm Moon Jae-in, và sẽ kéo dài thêm 5 năm dưới sự lãnh đạo của người kế nhiệm. Nhưng ở đây nên chú ý đến một số yếu tố khác.
“Chắc là trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua, dịch Covid-19 đã đóng một vai trò quyết định. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống, yếu tố quan trọng nhất sẽ là những kết quả kinh tế. Hiện có rất nhiều người phàn nàn rằng, vì coronavirus, nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Không ai biết đại dịch sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng, sau khi tình hình ổn định lại và bắt đầu quá trình phục hồi, mỗi quốc gia sẽ dựa vào sức mình. Và nếu chính sách hiện tại của chính phủ từ bỏ năng lượng hạt nhân hoặc tăng trưởng nhờ tiêu thụ nội địa bắt đầu có tác động tiêu cực đến nền kinh tế, thì chính phủ sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống”, - chuyên gia nhấn mạnh.