Thủ tướng Việt Nam yêu cầu giảm giá điện, nước, lương thực, thịt lợn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ giảm giá thịt lợn xuống còn khoảng 60.000 đồng/kg, giảm giá điện nước sinh hoạt, bình ổn giá đối với hàng hóa dịch vụ thiết yếu, gỡ khó khăn cho sản xuất và để đời sống người dân đỡ khổ giữa dịch bệnh Covid-19.
Sputnik

Những bất cập trong điều hành xuất khẩu gạo, mối lo an ninh lương thực, nguy cơ tăng giá xăng dầu, chi phí y tế, giáo dục dẫn đến lạm phát cao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều yêu cầu các Bộ, ngành, lãnh đạo địa phương nắm bắt tình hình, kiểm soát đồng thời có phương án thực tế kiểm soát giá tiêu dùng.

Thủ tướng: Chống làm giàu bất chính, đầu cơ trái phép, phá thị trường

Ngày 21 tháng 4, Thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc đã tiến hành họp Ban Chỉ đạo điều hành giá nhằm đánh giá kết quả công tác điều hành giá Quý I và định hướng công tác điều hành giá Quý II và các tháng còn lại của năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam không thể thất bại trước Covid-19

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong bối cảnh nhiều biến động như tình hình hiện nay, rất cần quả lý nhà nước tốt hơn về giá cả theo quy định của pháp luật. Thủ tướng quán triệt tinh thần hướng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2020 dưới 4% đồng thời nêu rõ, đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng bởi CPI tăng cao sẽ ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam yêu cầu kiên quyết chống đầu cơ nâng giá trái phép, phá thị trường, làm giàu bất chính. Phải bình ổn giá gạo, giá xăng dầu. Tiếp tục giảm giá điện, giá nước, giảm giá dịch vụ vận tải, viễn thông. Bình ổn giá đối với các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, góp phần giảm bớt khó khăn cho sản xuất, đời sống của người dân khó khăn do Covid-19.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho hay, ngay trong những ngày chống Covid-19 vừa qua, nếu không có giải pháp cần thiết, chắc chắn giá một số mặt hàng sẽ tăng vọt, điển hình như lương thực thực phẩm, trang thiết bị y tế thiết yếu, hàng nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt vv…

“Nếu chúng ta buông lỏng sẽ là một sai lầm. Do đó phải có ban chỉ đạo điều hành giá, hội đồng tư vấn để đưa ra các quan điểm điều hành, chứ không phải để thị trường tự do không kiểm soát dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, Thủ tướng Việt Nam nhấn mạnh.

Lắng nghe bảo cáo và thảo luận, lãnh đạo Chính phủ tin tưởng, Việt Nam hoàn toàn kiểm soát được mục tiêu lạm phát năm nay với khả năng và biện pháp điều hành.

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu giảm giá điện, nước, lương thực, thịt lợn
“Khẳng định như vậy để toàn dân yên tâm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đồng thời nhấn mạnh, quan điểm điều hành giá quý 2 và đến hết năm 2020, không đặt vấn đề vượt con số 4%.

Thủ tướng yêu cầu tất cả các ngành, các cấp, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm nhiệm vụ giải pháp cụ thể về bình ổn giá thị trường theo Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ và Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá.

Đưa thịt lợn vào danh mục bình ổn giá

Đối với mặt hàng thịt lợn, trước thực tế giá vẫn ở mức cao, Thủ tướng giao các Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ban chỉ đạo 389, theo đúng chức năng của mình, cần có giải pháp bình ổn giá thịt lợn. Trước hết là kiểm tra giá thành, đặc biệt là các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, quy mô lớn để tìm ra biện pháp hiệu quả. Mục tiêu là sớm giảm giá mặt hàng thịt lợn xuống khoảng 60.000 đồng/kg.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải báo cáo cho biết, việc tăng giá thịt lợn của một số doanh nghiệp chăn nuôi là chưa hợp lý, khi giá thành chỉ khoảng 45.000 đồng nhưng giá bán ra có thể gần gấp đôi. Bên cạnh đó, trong khi giá thành chăn nuôi lợn hơi chỉ khoảng 45.000 đồng/kg thì chi phí trung gian còn cao hơn cả giá thành.

Nỗi buồn bực của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Nếu như trước dịch tả lợn châu Phi, chi phí trung gian của thịt lợn cao nhất cũng chỉ 46.000 đồng/kg thì hiện nay, chi phí trung gian cao nhất lên tới 74.000 đồng/kg. Theo nhiều ý kiến tại cuộc họp, đây là điều rất bất hợp lý, cần phải nghiên cứu điều chỉnh lại các khâu trung gian.

Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định, ở Việt Nam năm nay sẽ không thiếu nguồn cung thịt lợn, và mục tiêu 5,8 triệu tấn, riêng thịt heo là 3,8 triệu tấn, tăng 18,4% so với năm 2019.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu hàng loạt vấn đề như kích giá lên cao quá đáng, người dân chăn nuôi có được hưởng hay chỉ một bộ phận được hưởng giá cao? Do đó các Bộ theo chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện biện pháp bình ổn giá thịt lợn, trước hết là kiểm tra giá thành, đặc biệt là các doanh nghiệp chăn nuôi quy mô lớn để có biện pháp hữu hiệu, yêu cầu doanh nghiệp giảm giá bán.

“Lãi quá ít thì không ai làm, nhưng lãi mức nào so với giá thành là rất quan trọng. Trong khi nhiều doanh nghiệp công bố lãi rất lớn, rất vô lý. Chúng ta động viên doanh nghiệp, nhưng phải phân bổ lợi nhuận hợp lý”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Hiện tại, giá thành thịt lợn ở mức 45.000 đồng/kg, trong khi giá bán ra thị trường có nơi lên trên 90.000 đồng/kg. Thủ tướng cho rằng với giá bán này thì khâu trung gian hưởng lợi đến 35%, trong khi đó người chăn nuôi lại không được hưởng lợi.

“Phải làm sao bảo đảm hài hoà lợi ích của các khâu chăn nuôi, chế biến, phân phối, lưu thông, tiêu dùng. Nếu phát hiện thao túng giá, đầu cơ, trục lợi phải xử lý theo quy định pháp luật”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.

Theo lãnh đạo chính phủ, ngoài yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng nguồn cung ứng thịt lợn trong nước, Việt Nam cũng phải xem xét tăng nhập khẩu để bảo đảm cân đối cung cầu thịt lợn ngay trước mắt và về lâu dài.

Liên quan đến vấn đề đưa thịt lợn vào danh mục hàng hoá dịch vụ thực hiện bình ổn giá, Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ, đánh giá rõ tác động, ảnh hưởng, có đề án cụ thể báo cáo cấp thẩm quyền quyết định.

Xử lý bất cập xuất khẩu gạo, nguy cơ tăng giá xăng dầu

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu xử lý nghiêm trường hợp giấu bệnh
Đối với mặt hàng gạo, với tôn chỉ yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Thủ tướng chỉ đạo, phải đảm bảo xuất khẩu gạo có kiểm soát, đảm bảo an ninh lương thực.

“Cần chấn chỉnh các hành động lệch lạc vừa qua và xử lý nghiêm sai phạm, mua đủ dự trữ và đảm bảo quyền lợi cho người nông dân sản xuất lúa, nhất là người nông dân đồng bằng sông Cửu Long”, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, năm nay chúng ta thu mua lúa cho bà con là 5.700-5.800 đồng/kg, giúp lãi từ 40-50% cho người nông dân. Một số ý kiến đề xuất cho tự do lưu thông lúa gạo, nhưng hiện Campuchia cấm xuất khẩu gạo, Thái Lan mất mùa nghiêm trọng, Ấn Độ dịch bệnh thiệt hại nặng nề, nên nhiều nước mua gạo rất lớn.

“Nếu chúng ta không tăng cường quản lý thì nói theo dân gian là chúng ta “treo niêu có ngày”. Để bất ổn thì trách nhiệm quản lý là rất lớn”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.
“Đẩy mạnh xuất khẩu, đúng. Tự do lưu thông, càng đúng hơn. Nhưng dự trữ Nhà nước, dự trữ trong dân, gối đầu vụ rất quan trọng”, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ.

Thủ tướng nhắc lại phương châm trong xuất khẩu gạo cần phải kiểm soát chặt chẽ. Thực tế, đăng ký xuất khẩu 400.000 tấn gạo nhưng ở của khẩu chỉ có vài chục ngàn tấn. Trong khi đó còn hiện tượng đăng ký trên giấy để giữ quyền xuất.

“Đây là vấn đề tiêu cực phải được xử lý nghiêm”, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc khẳng định.

Về mặt hàng xăng dầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hiện giá xăng dầu đang xuống mức thấp nhất, sáng nay giá dầu thô thế giới (trên sàn giao dịch chứng khoán New York) xuống mức âm, tuy nhiên, nguy cơ tăng giá trong năm nay đối với nước ta vẫn ở mức cao. Do đó, Ban Chỉ đạo cần chủ động, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Công thương chủ trì cùng các bộ, ngành khẩn trương rà soát, hoàn thiện, trình ban hành dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định số 83 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu cú đấm thép để nông sản Việt Nam vươn tầm thế giới

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng thời cũng yêu cầu Bộ Công thương rút kinh nghiệm bởi nhiệm vụ này đặt ra từ cuối nhiệm kỳ trước, đến nay gần 5 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành.

Thủ tướng cũng chỉ đạo Bộ Công thương, Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu bám sát giá thị trường, kết hợp các công cụ khác để không tăng giá đột biến.

Đối với các mặt hàng điện nước sinh hoạt, sách giáo khoa, giá vận tải, vật liệu xây dựng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo thực hiện nghiêm giảm giá điện 10%.

Người đứng đầu Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND, lãnh đạo các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về việc giảm giá nước sạch theo thẩm quyền. Các Bộ Y tế, Giáo dục & Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Công thương và các cơ quan liên quan có biện pháp giảm giá vật tư thiết bị y tế, sách giáo khoa, dịch vụ vận tải, các vật liệu thiết yếu.

“Riêng đối với sách giáo khoa phải kiểm soát chặt chẽ, không được nâng giá mà không có kiểm soát”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước báo cáo, phân tích thêm về quan điểm, định hướng điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá, thị trường vàng, ngoại tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và tạo sức bật cho nền kinh tế.

Về vấn đề tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu từ ngày 1 tháng 7 tới theo lộ trình thì giá cả các loại dịch vụ y tế ( sẽ tăng từ 1/7), giáo dục (1/9) cũng đều điều chỉnh tăng theo lương cơ sở.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu và đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng các tác động của việc này, xem xét lại thời điểm tăng, kể cả phương án không tăng hay tăng thấp hơn.

“Tinh thần là chỉ tăng giá các dịch vụ khi đã kiểm soát được chỉ số giá vào thời điểm thích hợp, có thể cuối năm nay hoặc đầu năm tới, tùy diễn biến thực tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Thảo luận