Lệnh trừng phạt thay thế sự giúp đỡ: Mỹ một lần nữa không hài lòng với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga

Trong bối cảnh tình hình đại dịch khó khăn, trong cuộc chiến chống dịch bệnh chỉ mỗi Thổ Nhĩ Kỳ thực sự hỗ trợ cho các nước NATO, Hoa Kỳ tiếp tục đe dọa Ankara liên quan đến vấn đề sử dụng các hệ thống S-400.
Sputnik

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Hai một lần nữa nhắc nhở Thổ Nhĩ Kỳ rằng việc mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 (SAM) của Nga có thể dẫn đến việc Washington áp đặt lệnh trừng phạt đối với Ankara.

Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố lập trường của nước này về S-400 không thay đổi

Nhà quan sát bình luận chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, nhà báo Gaffar Yakındzha trong cuộc phỏng vấn với Sputnik đã nhận xét về các mối đe dọa của Washington trong giai đoạn khủng hoảng này. Theo ông, tình hình nội bộ bên trong NATO trong thời kỳ đại dịch cho thấy chiều sâu của cuộc khủng hoảng đang trải qua trong cấu trúc này.

"Mặc dù có sự hỗ trợ hạn chế được cung cấp cho một số quốc gia nhỏ của NATO, nhưng không có một quốc gia nào trong số các quốc gia thành viên của Liên minh có thể cung cấp hỗ trợ đáng kể ở nước ngoài. Ngoại lệ duy nhất ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tôi, sự hỗ trợ do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp không đại diện cho NATO, đó là một quyết định riêng, độc lập của nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ. Quá trình cung cấp hỗ trợ nhân đạo trong cuộc chiến chống đại dịch được thực hiện bởi những nỗ lực của Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Cuba. Như đã biết, Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp hỗ trợ không chỉ cho các nước NATO. Vì lý do này, các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ có thể được coi là hỗ trợ nhân đạo thực sự", - ông nói.

Như Yakındzha nhận xét, các quốc gia như Ý và Tây Ban Nha, trong bối cảnh khủng hoảng do đại dịch gây ra, đang trải qua sự thất vọng giống như Thổ Nhĩ Kỳ, nước từng bị Liên minh bỏ rơi theo nghĩa chính trị.

Hoa Kỳ khoe khoang "hủy diệt" các hệ thống "Topol-M" và S-400
"NATO là một tổ chức khổng lồ với nguồn lực hùng hậu, nhưng trước thảm kịch nhân đạo mà Ý đang trải qua, một trong những thành viên quan trọng của Liên minh, sự hỗ trợ của NATO gần như không nhận thấy. Trong khi đó, trên đường phố Ý bạn có thể thấy xe cứu thương của Nga, và đây là một điểm. Nhưng, ngoài thực tế của những gì đang xảy ra, vẫn còn một điểm nữa về nhận thức của công chúng và hình ảnh đất nước. Nếu nhìn từ quan điểm này, cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã giáng đòn rất nghiêm trọng vào NATO, vì thực tế, Liên minh đã hiện diện trong mắt cộng đồng thế giới với tư cách là một tổ chức không xứng đáng với thực lực tài nguyên và tiềm năng được quy cho nó. Có lẽ, NATO có thể huy động sức mạnh quân sự và kinh tế quan trọng, nhưng điều này dường như không thể xảy ra. Và ngay cả khi điều này xảy ra, theo ý kiến của tôi, bây giờ sẽ vô cùng khó khăn để Liên minh lấp đầy khoảng trống hình thành trong thời kỳ dịch bệnh. Liên minh từ lâu đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ thất vọng trong việc cung cấp hỗ trợ trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, và giờ đây, châu Âu cũng đang trải qua sự thất vọng tương tự, một mình "mặt đối mặt" với nhu cầu đối đầu với dịch bệnh. Trong trường hợp này, NATO đã thất bại trong kỳ thi sát hạch này", - chuyên gia nói.

Theo ý kiến của ông, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về S-400 trong cuộc chiến chống lại coronavirus của Hoa Kỳ là một điều không thể chấp nhận được và không đúng thời điểm.

Erdogan cho biết Hoa Kỳ đã xuống giọng khi nói đến việc mua S-400
"Cần phải hiểu rằng nhiều quá trình và hiện tượng đã được quan sát trước cuộc khủng hoảng dịch bệnh này trên thế giới, sẽ vẫn giữ tính cấp thiết, ngay cả sau đại dịch. Trước khi xảy ra dịch bệnh, đã có những vấn đề nghiêm trọng trong quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ với NATO và Hoa Kỳ, đặc biệt là trong vấn đề đảm bảo an ninh, đó là lý do tại sao Thổ Nhĩ Kỳ đã vạch ra đường hướng quốc gia của riêng mình và tiếp tục theo đuổi nó. Đường hướng quốc gia này gây ra sự bất mãn của Hoa Kỳ, và nó sẽ tiếp tục sau khi kết thúc dịch. Tuy nhiên, như chúng ta thấy, các mối đe dọa của Hoa Kỳ liên quan đến việc mua và sử dụng S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ và trước đó đã không được Ankara coi là quan trọng. Hơn nữa, họ cũng không tạo được ấn tượng thích hợp ở châu Âu. Điều này là do cuộc khủng hoảng nội bộ nghiêm trọng mà NATO đang trải qua. Và điều này không chỉ liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ. Với tất cả những điều này, chúng ta có thể tự tin nói rằng áp lực và các mối đe dọa của Hoa Kỳ không thể buộc Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ khuynh hướng đã chọn", - Yakındzha kết luận.
Lệnh trừng phạt thay thế sự giúp đỡ: Mỹ một lần nữa không hài lòng với việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga
Thảo luận