Tại sao tên lửa của Musk lại rẻ đến thế?
«Té ra có các số liệu thống kê như sau: dành cho thị trường nội địa, cùng một thiết bị đó (tên lửa «Falcon-9») thì giá thành cho NASA và Không quân Hoa Kỳ là khác nhau dù gần tương tự, trong khi cũng thiết bị ấy nhưng lại đắt hơn đáng kể khi SpaceX bán ra thị trường quốc tế trong khuôn khổ các cuộc phóng dịch vụ thương mại», - nghiên cứu của «Glavkosmos» cho biết.
«Nếu tính rằng NASA đã tài trợ cho SpaceX tổng trị giá hơn 7 tỷ USD trong khuôn khổ hợp đồng phát triển công nghệ và đảm bảo đưa hàng và phi hành gia lên Trạm Không gian ISS, thì có thể kết luận: xét dưới góc độ quan điểm kinh tế, công nghệ tái sử dụng reusability theo tình trạng công việc ngày hôm nay chỉ tự biện minh được nếu có «khách hàng mỏ neo» về dịch vụ phóng trên thị trường nội địa (trong trường hợp của SpaceX thì đó là NASA và Không quân Hoa Kỳ), sẵn sàng trả ra chi phí tối đa hoặc toàn bộ dành cho tên lửa đẩy, mà một phần trong đó sẽ được tái sử dụng trong khuôn khổ các cuộc phóng dịch vụ thương mại trên thị trường nước ngoài», - các tác giả nghiên cứu lưu ý.
Trong tài liệu cũng nói rằng «để tái sử dụng công cụ phóng và tên lửa đẩy, cần chế tạo lần đầu với toàn bộ kinh phí, sau đó bán nó hoặc với cùng mức chi phí, dựa trên kế hoạch sử dụng nhiều lần (và điều quan trọng là không quên hoàn trả lợi tức đầu tư đã được rót cho khâu phát triển tên lửa, cũng như tốn phí sửa chữa và công việc bảo trì tên lửa đẩy), hoặc là sử dụng một mô hình khác an toàn hơn dành cho kinh doanh».
«Trong trường hợp thứ hai, ai đó trong số khách hàng phóng cần phải trả cho SpaceX mức giá tối đa hoặc toàn bộ chi phí cho «Falcon-9» hay Heavy», - công ty cho biết.
Nêu ví dụ chứng minh, «Glavkosmos» dẫn tình hình trong những năm 2016-2017. «NASA đã trả tiền cho việc chuyển hàng lên Trạm ISS, sử dụng phương tiện phóng là tên lửa «Falcon-9» mới. Kỳ đầu cuả tên lửa đã trở về và được tái sử dụng để cung cấp dịch vụ phóng thương mại, đưa bộ máy vũ trụ SES-10 vào không gian», - các tác giả nghiên cứu giải thích.