«Cả bệnh nhân và người chăm sóc đều phải đeo khẩu trang. Và cần đeo khẩu trang khi ở những nơi tập trung đông người», - chuyên gia nói.
Theo quan điểm của chuyên gia, khi đi trên phố thì không cần đeo khẩu trang.
«Nhưng nếu bạn đang trên đường và gần bạn có người bệnh, thì bạn có thể đeo khẩu trang, chính là để ngăn ngừa lây nhiễm từ người ấy», - bác sĩ nói.
Thời hạn đeo khẩu trang y tế dùng một lần
«Một chiếc khẩu trang dùng một lần trong vòng 2 giờ - đó là chỉ dành cho người khỏe mạnh. Nếu ta đang «có chuyện» với người bệnh, thì khi xuất hiện dấu hiệu mặt này hay mặt kia của khẩu trang bị ẩm, cần phải thay ngay khẩu trang dù đeo chưa đến 2 giờ», - bác sĩ Kusaiko giải thích.
«Trước hết, cần đeo khẩu trang đúng cách. Dùng hai đầu ngón tay của mỗi bàn tay đồng thời lồng dây đeo khẩu trang vào hai tai hoặc từng bên tai, chú ý để cạnh có sợi kim loại nằm đúng phía trên. Dùng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ dây kim loại để khẩu trang ép sát ôm chặt sống mũi, tạo độ kín cho vị trí tiếp xúc của khẩu trang với sống mũi. Và quan trọng nhất là kéo căng khẩu trang để bảo vệ cả khuôn mặt: một tay giữ cạnh trên khẩu trang cố định cách mắt khoảng 1cm, tay kia kéo nhẹ phần dưới giãn ra để khẩu trang che khít hoàn toàn khu vực mũi, miệng và cằm. Tuyệt đối không chạm tay vào khẩu trang để tránh khả năng lây nhiễm virus và các tác nhân gây bệnh khác bám vào tay. Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra, cuộn khẩu trang để phần đã tiếp giáp với mặt quay ra bên ngoài, cho vào túi buộc chặt và bỏ thùng rác. Nhớ rửa tay với xà phòng và nước sạch ngay sau khi vứt bỏ khẩu trang», - chuyên gia nói.
Vật liệu phù hợp nhất để sản xuất khẩu trang sử dụng nhiều lần là vải cotton và gạc thưa.
«Khi ở nhà, khẩu trang phải được ngâm trong nước xà phòng. Giặt sạch, là phẳng và sấy khô nóng. Khi đó, khẩu trang sẵn sàng cho sử dụng lần tới», - bác sĩ Kusaiko kết luận.