Diễn biến mới vụ cán bộ Công an ở Thái Bình kêu cứu vì cha mẹ bị Đường Nhuệ dọa giết

Liên quan đến những hành vi giang hồ của băng nhóm Đường Nhuệ (đại gia Nguyễn Xuân Đường), vợ chồng ông bà Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết vừa được bảo lãnh tại ngoại sau khi chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội ra quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Sputnik

Anh Nguyễn Văn Hà (31 tuổi, con trai ông Lẫm, bà Quyết, cán bộ Công an phường Phúc Khánh, TP Thái Bình) xác nhận gia đình đã thực hiện biện pháp bảo lãnh cho ông Lẫm và bà Quyết được tại ngoại trong thời gian chờ phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Anh Hà cũng đã từng gửi đơn tố cáo đích danh một số người là lãnh đạo Công an TP.Thái Bình với hành vi chống lưng, bảo kê cho băng nhóm Đường Nhuệ.

Vợ chồng tố cáo cán bộ công an bảo kê Đường Nhuệ bất ngờ được tại ngoại

Vụ Đường Nhuệ: Công an tỉnh Thái Bình điều động Trung tá Cao Giang Nam
Trước đó, ngày 28/4, chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội Phạm Văn Hà đã ký quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn sau khi xét thấy bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết có địa chỉ cư trú rõ ràng, có đơn bảo lãnh của con trai là Nguyễn Văn Hà, con dâu Bùi Thị Ngọc, em trai Nguyễn Văn Nhàn cùng Nguyễn Bá Ngọc.

“Tất cả đều có xác nhận của chính quyền địa phương nên không cần thiết áp dụng biện pháp ngăn chặn mà có thể thay thế bằng biện pháp bảo lãnh. Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Bình có trách nhiệm thi hành quyết định này”, chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội Phạm Văn Hà khẳng định.

Trước đó, vợ chồng ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết (chủ Công ty TNHH Lâm Quyết tại xã Vũ Chính, TP Thái Bình) đã từng nhiều lần đệ đơn tố giác tội phạm gửi các cơ quan chức năng tại tỉnh Thái Bình, tố cáo việc bị băng nhóm Đường Nhuệ kéo đến chiếm trụ sở công ty, hành hung nhân viên và hủy hoại tài sản trong công ty vào tháng 10/2017.

Đặc biệt, trong quá trình làm đơn tố cáo băng nhóm Đường Nhuệ, nhận thấy vụ việc có diễn biến phức tạp nên ông Lẫm đã có đơn tố cáo lên Công an tỉnh Thái Bình về việc lãnh đạo Công an TP.Thái Bình giải quyết tố giác tội phạm không công tâm, có dấu hiệu bao che tội phạm.

Đến ngày 29/3/2018, Trung tá Cao Giang Nam, khi đó là Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Thái Bình, đã ký Thông báo số 12 về việc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự, với lý do không có căn cứ xác định Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết.

Vụ Đường Nhuệ: Bút ký của Trung tá Cao Giang Nam và tin đồn con trai Chánh án

Ngày 12/4/2018, cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình bất ngờ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Lẫm (58 tuổi) và vợ là bà Phạm Thị Quyết (53 tuổi, cùng trú tại số nhà 138, tổ 4, phường Trần Lãm, TP Thái Bình) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo điều 175 Bộ luật hình sự.

Ngày 12/6/2019, TAND tỉnh Thái Bình đã mở phiên xét xử sơ thẩm vợ chồng Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết với tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo luật sư Trần Hồng Lĩnh (Đoàn Luật sư TP.Hải Phòng), người trực tiếp tham gia bảo vệ quyền và lợi ịch hợp pháp cho các bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và Phạm Thị Quyết, vụ án liên quan đến Công ty TNHH Lâm Quyết có nhiều dấu hiệu bất thường trong tố tụng.

Diễn biến mới vụ cán bộ Công an ở Thái Bình kêu cứu vì cha mẹ bị Đường Nhuệ dọa giết

Theo đó, vụ việc ban đầu có liên quan đến băng nhóm Đường Nhuệ nhưng các cơ quan tố tụng đã bóc tách vai trò của Đường Nhuệ rồi tiến hành điều tra ông Lẫm, bà Quyết trong một vụ án khác mà bản chất vốn là giao dịch dân sự lại bị hình sự hóa.

Hội đồng xét xử sau đó đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Lẫm và bị cáo Phạm Thị Quyết lần lượt các mức án 14 năm tù giam và 13 năm tù giam theo Khoản 4, Điều 175 BLHS, cùng về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Cả hai vợ chồng ông Lẫm bà Quyết cùng người nhà sau đó đã liên tục có đơn kháng cáo kêu oan gửi TAND cấp cao tại Hà Nội.

Công an TP.Thái Bình bị tố bảo kê Đường Nhuệ như thế nào?

Công an Thái Bình khởi tố đại gia Đường Nhuệ: Trung tá Cao Giang Nam bị tố cáo?
Như đã đưa tin trước đó, anh Nguyễn Văn Hà, cán bộ công an phường Phúc Khánh (TP.Thái Bình) cũng đã nhiều lần gửi đơn tố cáo và kêu cứu khẩn cấp đến cơ quan chức năng về những hành vi của băng nhóm Đường Nhuệ từ năm 2017 đến nay.

“Tôi là cán bộ công an nên luôn chấp hành chủ trương kỷ luật của đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ, nhưng trong vụ việc này tôi buộc phải đứng đơn để tố cáo. Mình không bảo vệ được người thân của mình thì sao bảo vệ được người dân”, anh Hà thông tin cho biết.

Đầu năm 2017 bố mẹ anh là Giám đốc Công ty TNHH Lâm Quyết (tức ông bà Nguyễn Văn Lẫm -  Nguyễn Thị Quyết) có vay của vợ chồng Đường Nhuệ 1,7 tỷ đồng, với lãi suất 2.000 đồng/triệu/ngày. Tuy nhiên, do việc kinh doanh gặp khó khăn nên ông bà Lẫm đã xin Đường Nhuệ cho trả dần.

Chiều 3/10/2017, Đường Nhuệ đã dẫn theo hàng chục đàn em mang hung khí tới chiếm giữ trụ sở Công ty Lâm Quyết. Hôm sau, đàn em Đường Nhuệ cũng đuổi hết công nhân của công ty tới làm việc.

Ông Lẫm sau đó đã gọi điện thoại trình báo Công an TP.Thái Bình. Chiều 4/10/2017, công an địa phương cùng cán bộ Công an TP.Thái Bình tới lập biên bản với nội dung trục xuất những người lạ mặt (tức đàn em Đường “Nhuệ”) ra khỏi trụ sở công ty, bàn giao nhà xưởng cho hai người chú của anh Hà trông coi. Mặc dù vậy, theo anh Hà, việc trục xuất chỉ là trên giấy tờ, trong khi thực tế đàn em của Đường Nhuệ vẫn tiếp tục chiếm giữ doanh nghiệp.

“Những ngày sau đó, Đường Nhuệ liên tục gọi điện đe dọa, bức ép bố mẹ tôi phải bán lại công ty để trừ nợ, nếu không thì trốn đi chứ về Thái Bình gặp ở đâu chúng đánh ở đó, sẵn sàng cho đàn em đánh, giết rồi sau đó nuôi ăn, ở trong tù”, anh Hà kể và cung cấp đoạn chứng thực sự việc trên.

Anh Hà cho biết, bằng nhóm của Đường Nhuệ chỉ chịu rút khỏi công ty sau gần 20 ngày chiếm đóng sau khi gia đình anh tố cáo nhiều nơi. Những kẻ giang hồ thậm chí còn đập phá nhà xưởng, cho người cướp đi toàn bộ máy móc công cụ sản xuất đồ gỗ và các thành phẩm của công ty trước khi rời khỏi.

“Hành vi của nhóm Đường Nhuệ đã đẩy doanh nghiệp của bố mẹ tôi vào đường cùng, không thực hiện tiếp các hợp đồng kinh tế đã ký kết, đồng thời đẩy 27 lao động của công ty mất việc, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng”, anh Hà chia sẻ.

Gia đình ông Lẫm sau đó đã tiếp tục tố cáo hành vi chiếm giữ, đập phá, lấy tài sản của doanh nghiệp tới các cơ quan tố tụng.

Đường Nhuệ được một số lãnh đạo Công an thành phố Thái Bình chống lưng?

Tuy nhiên, sau hơn 5 tháng điều tra, ngày 29/3/2018, Cơ quan CSĐT Công an TP.Thái Bình kết luận rằng: “Không có căn cứ xác định anh Nguyễn Xuân Đường chiếm giữ đồ đạc, tài sản của Công ty TNHH Lâm Quyết”. Cơ quan này cũng đồng thời ra quyết định không khởi tố vụ án với lý do hành vi không cấu thành tội phạm.

Đến tháng 4.2018, khi còn đang trong quá trì tố cáo về hành vi của nhóm Đường Nhuệ lên cấp cao hơn thì ông Nguyễn Văn Lẫm và bà Phạm Thị Quyết bị Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tháng 6 năm 2019, ông Lẫm, bà Quyết bị tuyên phạt lần lượt 14 và 13 năm tù.

“Bố mẹ tôi bị khởi tố, kết tội vì liên quan đến việc vay nợ của người khác. Một sự việc dân sự thì họ biến thành hình sự, trong khi sự việc của gia đình đang là hình sự lại xác định không có dấu hiệu tội phạm”, anh Hà bức xúc.

Theo anh Nguyễn Văn Hà, cán bộ Công an Phường Phúc Khánh (TP.Thái Bình, bản thân anh đã gửi đơn tố cáo đích danh một số người là lãnh đạo Công an TP.Thái Bình với hành vi bao che và chống lưng cho băng nhóm Đường Nhuệ.

Trước tố cáo của ông Lẫm, bà Quyết và con trai là anh Nguyễn Văn Hà đối với hành vi của Nguyễn Xuân Đường (tức Đường Nhuệ) cùng đồng bọn đã có hành vi chiếm đoạt, đập phá tài sản của Công ty Lâm Quyết tại xã Vũ Chính, TP Thái Bình, hiện Ban chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình đã yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo xem xét lại hồ sơ vụ việc để xử lý.

Giám đốc Công an Thái Bình lên tiếng vụ bảo kê, chống lưng vợ chồng đại gia Đường Nhuệ

Giải thích thắc mắc của dư luận rằng ông Lẫm và bà Quyết từ những người bị hại lại trở thành bị cáo, Ban chỉ đạo 1593 tỉnh Thái Bình cho biết qua báo cáo của TAND tỉnh Thái Bình, nội dung này là không chính xác. Đó là bởi căn cứ theo kết quả điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm của các ngành chức năng và TAND tỉnh cho thấy, ông Lẫm và bà Quyết bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử trong vụ án khác (về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của ông Đỗ Văn Tới, trú tại đường Hùng Vương, tổ 13, phường Phú Khánh, TP Thái Bình).

TAND cấp cao tại Hà Nội đang xem xét giải quyết vụ án trên theo trình tự phúc phẩm do có kháng cáo của ông Lẫm và bà Quyết.

Trong một diễn biến khác mới đây, Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định điều chuyển công tác đối với ông Cao Giang Nam, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Phó trưởng công an TP.Thái Bình, về làm Phó trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Thái Bình. Ông Cao Giang Nam từng bị một số người dân tố cáo đích danh về việc có hành vi bao che, “chống lưng” cho băng nhóm Đường Nhuệ.

Thảo luận