Sàn giao dịch vàng Thượng Hải ủng hộ việc tìm đồng tiền thay thế cho đô la

Người đứng đầu Sàn giao dịch vàng Thượng Hải, ông Wang Zhenying, tin rằng sự phát triển của thương mại quốc tế đòi hỏi một loại tiền tệ mới, không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.
Sputnik

Theo ông, trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, sự thống trị của đồng đô la gây ra nhiều vấn đề cho các quốc gia khác do chính sách lãi suất thấp của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed).

Người đứng đầu Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải cảnh báo rằng sau đại dịch, thế giới có thể cần một loại tiền mới để thanh toán.

Liên Hợp Quốc kêu gọi đặt trong tâm vào năng lượng sạch khi thoát ra khỏi khủng hoảng

Để đương đầu với các hậu quả kinh tế của dịch bệnh, các nước phát triển sử dụng các phương pháp khuyến khích bằng tiền, trong đó chủ yếu bao gồm giảm lãi suất, vốn đã ở mức thấp ngay cả trước khi xảy ra khủng hoảng. Kết quả là ở một số quốc gia EU và Nhật Bản áp dụng mức lãi suất âm. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hạ mức lãi suất xuống thành 0,00-0,25. Ngoài ra, cơ quan quản lý cho phép khả năng theo đuổi chính sách gần như không giới hạn về nới lỏng định lượng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Đương nhiên, chính sách này làm giảm giá đồng đô la. Và điều này tạo ra một số vấn đề nhất định cho các đối tác thương mại Mỹ chuyên kinh doanh xuất khẩu. Bản thân Hoa Kỳ tạo ra các điều kiện cạnh tranh khá lớn cho các sản phẩm của mình. Nhưng đồng đô la là ngoại tệ thế giới, theo đánh giá của SWiFT có tới 40% tất cả các khoản thanh toán quốc tế và 60% dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương của các quốc gia khác được sử dụng bằng đồng đô la. Do đó, chính sách tiền tệ của Fed có tác động đáng kể đến sự ổn định tài chính ở phần còn lại của thế giới.

Ngoài ra, Mỹ sử dụng đồng đô la như một công cụ gây áp lực chính trị đối với các quốc gia khác. Ví dụ, các biện pháp trừng phạt đối với Iran quy định việc cấm thanh toán bằng đô la cho mặt hàng xuất khẩu chính của đất nước là dầu mỏ. Các đối tác thương mại của Bắc Triều Tiên không thể dùng đô la để mua kim loại và tài nguyên khoáng sản từ nước này. Hoa Kỳ cứ lúc lúc lại dọa các đối thủ chính trị của mình rằng họ sẽ bị ngắt kết nối khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, và mối đe dọa này đã được hiện thực hóa với Iran. Hoa Kỳ dễ dàng đóng băng tài sản ngoại tệ của các quốc gia khác trong trường hợp có bất kỳ mâu thuẫn nào.

Thùng thuốc súng: Nợ toàn cầu đạt 255 tỷ đô la

Trả lời phỏng vấn của Reuters, ông Wang Zhenying cho rằng, với tư cách là vũ khí gây áp lực của Mỹ và là nguồn gây tổn thương cho các quốc gia khác, đồng đô la không còn có thể là một loại tiền tệ thế giới bình thường. Ông thừa nhận rằng vàng cũng không phải là một phương tiện trao đổi lý tưởng, vì số lượng của nó có hạn và nó không thể đáp ứng nhu cầu đang ngày càng tăng của thương mại quốc tế.

Do đó, theo ông Wang Zhenying, cần có một loại tiền tệ thanh toán siêu quốc gia không phụ thuộc vào bất kỳ nước nào.

Ý tưởng này về nguyên tắc không phải là mới mẻ, và nó đã được Trung Quốc thúc đẩy trong cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2008-2009. Khi đó, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Zhou Xiaochuan đã đề xuất cải cách hệ thống thanh toán quốc tế với sự trợ giúp của các quyền rút vốn đặc biệt (SDR). Theo ông, SDR có thể trở thành một phương tiện thanh toán siêu quốc gia giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ý tưởng này đã không nhận được sự chấp thuận trên thế giới. Vấn đề là SDR không có đủ thanh khoản để trở thành phương tiện thanh toán. Ngoài ra, khối lượng của SDR khi đó thậm chí không đáp ứng được nhu cầu của thương mại quốc tế, trợ lý giám đốc Viện nghiên cứu tài chính Chongyang thuộc Đại học nhân dân Trung Quốc Jia Jinjing cho Sputnik biết.

"Quyền rút vốn đặc biệt không phải là phương tiện thanh toán. Hơn nữa, khối lượng tích lũy của SDR không phải là lớn. Nếu tất cả các quốc gia đồng ý tăng khối lượng SDR để đảm bảo đủ số lượng cho thương mại quốc tế, thì ý tưởng này vẫn có thể được thực hiện. Tuy nhiên, rất khó có khả năng tất cả các quốc gia có thể đạt được sự đồng thuận như vậy".

Theo chuyên gia, hiện nay tình hình đã thay đổi do xuất hiện những công nghệ tài chính mới giúp hiện thực hóa tốt hơn ý tưởng về các loại tiền tệ thế giới mới.

"Giờ đây, ngày càng có nhiều cơ hội. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm về tiền kỹ thuật số. Sự khác biệt của nó so với tiền truyền thống là ở chỗ, sẽ có sự minh bạch hoàn toàn cho thấy lộ trình chuyển động của mỗi đồng nhân dân tệ. Thậm chí có thể phát hành tiền kỹ thuật số cho một giao dịch cụ thể nào đó, đây là điều bất khả thi với đồng tiền pháp định. Do đó, chúng ta có thể sử dụng công nghệ tiền tệ kỹ thuật số để tạo ra một hệ thống thanh toán quốc tế phù hợp với nhu cầu thực tế".

Trung Quốc đang triển khai thử nghiệm đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số tại bốn khu vực của đất nước: Thâm Quyến, Xiong'an, Thành Đô và Tô Châu. Người ta cho rằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ thay thế một phần tiền mặt đang lưu hành và được đưa vào lưu thông theo hai giai đoạn: từ Ngân hàng Trung ương đến các ngân hàng thương mại, một phần dự trữ sẽ được thể hiện bằng đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, và sau đó là từ ngân hàng thương mại đến người dân. Đồng thời, đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ có cùng chủ quyền với đồng tiền pháp chế của Trung Quốc.

Ở giai đoạn đầu tiên, nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ được sử dụng cho các khoản thanh toán trong nước. Đánh giá qua các bức ảnh của giao diện di động, hệ thống này có chức năng rất giống với các loại ví điện tử phổ biến ở Trung Quốc là Alipay và WeChatPay. Việc đưa tiền tệ kỹ thuật số vào lưu thông sẽ cho phép kiểm soát hiệu quả hơn lượng tiền trong lưu thông và chính sách tiền tệ, cũng như điều tiết dòng vốn.

Chưa thể nói ngay rằng chính đồng nhân dân tệ kỹ thuật số sẽ bén rễ như hệ thống thanh toán toàn cầu mới. Thứ nhất, tiền Trung Quốc vẫn không được tự do chuyển đổi, có những hạn chế đối với sự dịch chuyển vốn. Đúng như nhận xét đúng đắn của người đứng đầu Sàn giao dịch vàng Thượng Hải, loại tiền tệ được kiểm soát bởi một quốc gia nào đó trong điều kiện toàn cầu hóa hiện đại thực sự không thể đối phó với các chức năng được giao.

Liệu Mỹ có trở lại vĩ đại như trước nếu kiềm chế công nghệ đối với Trung Quốc?

Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc là cường quốc lớn đầu tiên trên thế giới cho ra mắt tiền kỹ thuật số quốc gia, mặc dù chỉ mới ở chế độ thí điểm. Trong lĩnh vực này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đăng ký 84 bằng sáng chế. Họ mô tả các giao thức để kiểm soát việc phát hành đồng nhân dân tệ kỹ thuật số, cũng như các cơ chế để thực hiện thanh toán liên ngân hàng và tích hợp ví tiền kỹ thuật số tiền điện tử với cơ sở hạ tầng ngân hàng hiện có. Theo chuyên gia Jia Jinjing, một loại tiền tệ thế giới siêu quốc gia cho thanh toán quốc tế rất có thể được phát hành dưới dạng tiền điện tử. Rốt cuộc, điều này sẽ giảm đáng kể chi phí giao dịch và tất cả những khó khăn liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển tiền tệ fiat. Và trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ có một nền tảng công nghệ và năng lực tốt để tham gia tích cực vào việc hình thành một hệ thống thanh toán quốc tế mới.

Thảo luận