Việt Nam là hình mẫu chống Covid-19, nhưng virus corona đã biến đổi bất thường

Sáng ngày 8 tháng 5, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc coronavirus mới nào. Đã có 240 bệnh nhân được chữa khỏi SARS-CoV-2, trong đó có cả nữ bệnh nhân nặng, phổi tổn thương lan tỏa, oxy máu xuống thấp.
Sputnik

Tiểu Ban Điều trị đang và Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế đang xem xét phương án ghép phổi cho nam phi công người Anh (bệnh nhân số 91), nỗ lực giữ lấy mạng sống của bệnh nhân.

Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào tử vong do Covid-19. Về trường hợp bệnh nhân số 251 đã qua đời, Hội đồng chuyên môn khẳng định, người bệnh chết do mắc các bệnh nền nặng, bao gồm xơ gan giai đoạn cuối, viêm gan virus, bệnh gút mạn tính.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Jonathan Moore đánh giá Việt Nam là một hình mẫu trong công tác chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, không vì thế mà người dân và Chính phủ được chủ quan vì nguy cơ lây nhiễm cộng đồng không phải đã hết hoàn toàn. Chưa kể, virus corona đã biến đổi bất thường, còn nhiều yếu tố các chuyên gia y tế chưa thể lý giải rõ ràng, cụ thể.

Ghép phổi cho phi công người Anh mắc Covid-19?

Chiều ngày 7/5, Tiểu ban Điều trị và Hội đồng Chuyên môn của Bộ Y tế đã có cuộc họp tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị Covid-19 để xin ý kiến sửa đổi, bổ sung hướng dẫn chẩn đoán, điều trị Covid-19, cũng như bàn về chiến lược tổ chức điều trị, xét nghiệm trong giai đoạn tới và thảo luận một số ca bệnh Covid-19.

Thêm 17 người dương tính: Việt Nam có nguy cơ thêm nhiều ca mắc Covid-19 mới

Cuộc họp có sự tham gia của GS.TS Lê Quang Cường- Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Thành viên Tổ công tác của Phó Thủ tướng- Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19; TS Kidong Park- Trưởng Đại diện Tổ chức Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; Bs. Matthew R. Moore- Giám đốc Chương Trình Bảo vệ Y tế Toàn cầu, Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Dịch bệnh, Hoa Kỳ tại Việt Nam cùng nhiều chuyên gia về xét nghiệm, bệnh truyền nhiễm của WHO, CDC, Viện Vệ sinh dịch Tễ Trung ương.

Phát biểu tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Văn Kính- Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn đã chia sẻ với các chuyên gia quốc tế những thông tin về công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam. Trong số các bệnh nhân còn đang điều trị, có 3 ca bệnh nặng đang được Hội đồng chuyên môn theo dõi sát sao hàng ngày và có những tiến triển mới. Ba ca bệnh đó bao gồm bệnh nhân số 20 (bác bệnh nhân số 17), bệnh nhân số 91 và bệnh nhân số 161.

Hiện bệnh nhân số 20 đã được rút ECMO, được cai máy thở, nói và ăn uống được. Bệnh nhân này đang được tập phục hồi chức năng và tăng cường dinh dưỡng.

Bệnh nhân số 161 cũng đã hồi phục, có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 3 lần liên tiếp. Bệnh nhân này đã được chuyển sang điều trị phục hồi tai biến mạch máu não tại BV Bạch Mai.

Cuối cùng là bệnh nhân số 91, là người Anh, phi công của Vietnam Airlines. Đây là bệnh nhân có tiên lượng nặng nhất, 2 phổi đông đặc. Hiện Hội đồng chuyên môn đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân này.

Đến thời điểm này, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nào tử vong do Covid-19. Về trường hợp bệnh nhân số 251 tử vong, Hội đồng chuyên môn khẳng định, bệnh nhân chết do mắc các bệnh khác, bao gồm xơ gan giai đoạn cuối, viêm gan virus, bệnh gút mạn tính.

Trước đó, bệnh nhân 251 đã được điều trị khỏi Covid-19, được theo dõi 15 ngày sau khỏi bệnh. Bệnh nhân có kết quả xét nghiệm 5 lần âm tính với SARS-CoV-2  trước khi được chuyển về điều trị bệnh gan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam.

Khi nào Việt Nam có vắc-xin chống Covid-19?

Tại cuộc họp, GS.TS Nguyễn Gia Bình- Chủ tịch Hội Hồi sức Cấp cứu và Chống độc Việt Nam, Tổ trưởng Tổ hội chẩn ca bệnh nặng đã phát biểu trình bày tổng quan công tác chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam.

Về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và xét nghiệm, GS.TS Lê Quang Cường, cho biết tất cả các công tác này của Việt Nam đều bám sát theo khuyến cáo chung của WHO, CDC, Hoa Kỳ, Trung Quốc, đồng thời cập nhật các nghiên cứu và theo sát những thử nghiệm lâm sàng của thế giới. Để đem lại những điều tốt nhất cho  người bệnh, Việt Nam luôn tuân thủ những quy định chuẩn mực về thử nghiệm lâm sàng.

GS.TS Lê Quang Cường đề nghị các chuyên gia của WHO và CDC đóng góp thêm ý kiến cho Việt Nam về công tác chuyên môn, các ca bệnh dương tính lại và các ca bệnh khác.

Trong buổi thảo luận, các chuyên gia của Tổ chức y tế thế giới và CDC đã cùng nhau chia sẻ thông tin về chiến lược xét nghiệm, công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, về vấn đề tái dương tính...

CDC và WHO đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19 thời gian qua. Việt Nam đã có kỳ tích bước đầu trong việc ngăn chặn và đẩy lùi dịch Covid-19, với vai trò hết sức quan trọng của Tiểu ban Điều trị, Hội đồng chuyên môn, sự góp ý hỗ trợ của các chuyên gia, cùng với chiến lược xét nghiệm và điều trị đúng đắn, hợp lý.

Các chuyên gia quốc tế thống nhất với những nội dung kết luận của Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế về ca bệnh 251. CDC một lần nữa thể hiện sự đồng tình và đánh giá cao kết quả phòng chống dịch của Việt Nam, cũng như khẳng định sẵn sàng phối hợp với Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược xét nghiệm phù hợp trong thời gian tới.

Thay mặt Tiểu ban Điều trị, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Phó Trưởng tiểu ban điều trị, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19, đã gửi lời cảm ơn đến WHO và CDC vì sự hỗ trợ, ủng hộ và đồng hành của các tổ chức này trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ngay từ những ngày đầu tiên.

PGS Khuê cho biết, Việt Nam đã có chuỗi liên tiếp 21 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng vẫn còn các bệnh nhân từ nước ngoài về. Ngay từ thời gian đầu tiên cho đến nay, Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế đã nỗ lực hết mình và hiện nay vẫn tiếp tục phải nỗ lực, cập nhật các vấn đề về chuyên môn, dịch tễ học, xét nghiệm, vấn đề dương tính lại... để đối phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, điều hết sức cần thiết là phối hợp và đồng hành với WHO, CDC, từ đó thúc đẩy sự thành công trong công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.

Bộ Y tế lên tiếng về 17 ca nhiễm mới Covid-19 sau nhập cảnh

Điểm cốt tử chống Covid-19 ở Việt Nam
Việt Nam vừa ghi nhận thêm 17 ca nhiễm mới Covid-19. Tất cả đều là công dân Việt Nam trở về nước trên chuyến bay VN0088 từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Các công dân này được đưa về cách ly tập trung tại ký túc xá sinh viên tỉnh Bạc Liêu ngay sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, khẳng định Việt Nam đã thành công trong việc khống chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, với chính sách bảo hộ công dân, Việt Nam tiếp tục đón nhiều công dân Việt Nam trở về nước. Trong số những công dân trở về, việc có một số bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2 là điều có thể xảy ra.

“Chúng ta phải khẳng định những bệnh nhân này dương tính từ khi còn ở nước ngoài. Khi nhập cảnh vào Việt Nam, họ đều được cách ly ngay nên nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng là không có", Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Chia sẻ quan điểm này, PGS Trần Đắc Phu nhận định việc xuất hiện thêm các ca mắc mới từ người nhập cảnh là không đáng ngại.

Hệ thống khử khuẩn công nghệ plasma – “vũ khí” mới trong cuộc chiến chống đại dịch “COVID-19”

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho rằng 10 ca phát hiện ở khu cách ly không đáng sợ bằng 1-2 ca ngoài cộng đồng. Lý do là bởi số người ở khu cách ly đã được kiểm soát ngay từ đầu. Trong khi đó, các ca nhiễm mới ngoài cộng đồng là rất nguy hiểm bởi khó xác định được nguồn lây, thời gian ủ bệnh, đã lây cho bao nhiêu người.

Theo bác sĩ Khanh, tín hiệu đáng mừng là mặc dù ở Việt Nam vẫn có nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng nhưng không còn quá nguy hiểm như một số quốc gia khác.

Bác sĩ Khanh nhận định, với các nước ở Bắc bán cầu có thời tiết ôn đới, đến khoảng tháng 6, tháng 7 khi nhiệt độ ấm hơn cùng với khả năng chống dịch nội tại, tình hình dịch bệnh và khả năng chống chế virus có thể ổn định hơn.

Virus corona có nhiều biểu hiện bất thường, cần tiếp tục cảnh giác

Mặc dù Việt Nam đã có 3 tuần không ghi nhận ca nhiễm mới, ThS.BSCKII Nguyễn Trần Nam, Trưởng khoa Nhiễm - Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) trao đổi với Zing vẫn lưu ý người dân không nên chủ quan khi cho rằng dịch bệnh đang được đẩy lùi và không ảnh hưởng đến mình.

Việt Nam chỉ còn 39 ca mắc Covid-19 đang được điều trị

Quan sát tình hình thực tế cho thấy, sau khi dừng giãn cách xã hội, nhiều người dân đã bắt đầu tụ tập đông người, không mang khẩu trang khi ra đường.

“Nếu như nói hiện nay chúng ta không có nguy cơ bùng phát dịch trong cộng đồng thì không đúng. Nhưng khẳng định là có nguy cơ thì lại chưa có bằng chứng, số liệu rõ ràng. Theo dõi từ đầu mùa dịch đến nay và tình hình dịch bệnh trên thế giới, rõ ràng, thời điểm này chúng ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều mối nguy cơ có thể làm bùng phát dịch bệnh”, bác sĩ Nam cảnh báo.

Theo bác sĩ Nam SARS-CoV-2 là chủng virus có nhiều biểu hiện bất thường. Nhiều đặc điểm của chủng virus này vẫn còn mới mẻ với giới khoa học, và chúng ta vẫn chưa có những kiến thức rõ ràng về chúng. Giới chuyên môn vẫn đang trong quá trình phân tích để tìm hiểu rõ hơn về SARS-CoV-2.

“Các ổ dịch trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều dấu hiệu bất thường của SARS-CoV-2. Theo thời gian, chúng càng bộc lộ nhiều vấn đề mà chúng ta chưa hiểu được hết, chẳng hạn như gây ra nhiều biểu hiện tổn thương khác ngoài phổi, thời gian ủ bệnh khác thường”, bác sĩ Nam cho biết.

Một yếu tố khác cũng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở Việt Nam chính là những ổ dịch chưa được báo cáo từ các nước láng giềng. Trong khi đó, Việt Nam lại là nước có đường biên giới dài với các nước lân cận.

Bãi nhiệm chức danh Phó Chủ tịch HĐND huyện vi phạm quy định phòng, chống dịch Covid-19

Do đó, nếu chủ quan không cảnh giác, những ổ dịch nhỏ lẻ có thể bùng phát trong cộng đồng. Khi đó, sẽ là rất khó để lần ra dấu vết của các đối tượng nghi ngờ nhiễm bệnh.

“Chúng ta cần xác định sống chung với virus SARS-CoV-2 và sống an toàn với chúng trong thời gian chờ vaccine. Tuy nhiên, tâm lý chủ quan khi cho rằng mùa dịch đã qua là không nên, bằng chứng là số lượng bệnh nhân mắc mới tại thế giới vẫn đang tăng. Dịch bệnh ở nước ngoài vẫn còn diễn biến phức tạp”, bác sĩ Nam lưu ý.

Theo chuyên gia, Việt Nam phải tiếp tục thực hiện tốt việc cách ly những công dân từ nước ngoài trở về. Sau này, khi ngừng giãn cách xã hội và mở cửa nhiều hơn, Việt Nam vẫn phải tiếp tục ngăn chặn những ca nhập cảnh, người về từ biên giới để ngăn dịch bùng phát rộng.

“Dù đến bất cứ đâu, làm gì và tiếp xúc với người khác, việc phòng hộ cá nhân, tránh tụ tập đông người, đeo khẩu trang, rửa tay là luôn luôn cần thiết”, bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Việt Nam chữa khỏi 240 bệnh nhân nhiễm nCoV

BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, hôm nay ngày 8/5 bệnh viện công bố khỏi bệnh cho 7 bệnh nhân Covid-19. Trong đó, có 1 trường hợp dương tính lại và một trường hợp bệnh nhân số 162 nặng, phổi tổn thương lan tỏa, oxy máu xuống thấp nhưng đã được đội ngũ y bác sĩ bệnh viện cứu sống, tránh việc đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập.

Diễn biến sức khoẻ của 3 bệnh nhân mắc Covid-19 nặng

Như vậy, tính đến giờ phút này, Việt Nam đã chữa khỏi 240/288 ca nhiễm Covid-19 (chiếm 83% tổng số bệnh nhân).

Các bệnh nhân khỏi bệnh bao gồm: bệnh nhân số 130, bệnh nhân số 162, bệnh nhân số 209, bệnh nhân số 212, bệnh nhân số 226, bệnh nhân số 243, bệnh nhân số 260. Những bệnh nhân vừa khỏi bệnh trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo. Bệnh sử cụ thể các bệnh nhân trên như sau:

Bệnh nhân số 130: (dương tính lại), là nam, 30 tuổi, địa chỉ Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh. Bệnh nhân tái dương tính sau khi được công bố khỏi bệnh ngày 30/3/2020. Bệnh nhân nhập viện ngày 23/3/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính. Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, giao tiếp tốt, sinh hiệu ổn định, da niêm mạc hồng, tim đều, phổi không ran.

Bệnh nhân số 162: nữ, 63 tuổi, địa chỉ Long Biên, Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện ngày 25/3/2020, đến nay đã có kết quả xét nghiệm 7 lần âm tính. Bệnh nhân là con dâu bệnh nhân 161. Đây là 1 trong các ca bệnh nặng, có tổn thương lan tỏa ở phổi, oxy máu xuống thấp. Bệnh nhân đã được các y bác sĩ cứu chữa và qua cơn nguy kịch, tránh được việc đặt ống nội khí quản và thở máy xâm nhập. Bệnh nhân được cho thở máy không xâm nhập, điều trị tích cực tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW. Hiện bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không ho, tim đều, phổi rõ, không ran.

Việt Nam ghi nhận ca mắc Covid-19 thứ 271

Bệnh nhân số 209: nữ, 55 tuổi, địa chỉ Long Biên, Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện ngày 30/3/2020. Bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, không sốt, không ho, sinh hiệu ổn định, tim đều, phổi không ran.

Bệnh nhân số 212: nữ, 35 tuổi, địa chỉ Hưng Hà, Thái Bình. Bệnh nhân nhập viện ngày 31/3/2020, đến nay đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, không sốt, không ho, không khó thở. Tim nhịp đều, phổi không ran, bụng mềm, không đau, đại tiểu tiện bình thường.

Bệnh nhân số 226: nam, 22 tuổi, địa chỉ Yên Thành, Nghệ An. Bệnh nhân nhập viện ngày 1/4/2020, đến nay đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính. Tình trạng hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, không sốt, không ho, không khó thở, toàn trạng ổn định.

Bệnh nhân số 243: nam, 47 tuổi, địa chỉ Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện ngày 6/4/2020, đến nay đã có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không khó thở. Tim đều, phổi không ran, bụng mềm, không chướng, gan, lách không sờ thấy.

Bệnh nhân số 260: nữ, 35 tuổi, địa chỉ Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân nhập viện ngày 12/4/2020, đến nay đã có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, sinh hiệu ổn định. Tim đều, phổi không ran, bụng mềm.

Tính đến 6h ngày 8/5, Việt Nam đã có chuỗi liên tiếp 22 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Có tổng cộng 148 ca nhiễm được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Hiện Việt Nam đang cách ly theo dõi sức khỏe cho 16.525 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch, trong đó có 162 người đang cách ly tại bệnh viện, cách ly tại nhà 9670 người và cách ly tập trung tại các cơ sở 6693 người.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 là 14 ca, số ca âm tính 2 lần trở lên là 7 ca.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Việt Nam là một hình mẫu về công tác chống dịch Covid-19

Chiều ngày 7/5, tại Washington DC, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc đã có cuộc điện đàm với Phó Trợ lý Ngoại trưởng thường trực Jonathan Moore về vấn đề hợp tác song phương trong lĩnh vực đại dương, môi trường và khoa học công nghệ.

Việt Nam đã tròn 16 ngày không phát hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng

Đại diện Văn phòng Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng tham dự cuộc điện đàm.

Phó Trợ lý Ngoại trưởng thường trực Jonathan Moore bày tỏ sự cảm ơn tới Việt Nam vì đã hợp tác sản xuất và trao tặng các sản phẩm bảo hộ y tế cho Hoa Kỳ. Ông Moore xem Việt Nam như một hình mẫu trong công tác chống dịch Covid-19, đồng thời cho biết hai nước có thể chia sẻ nhiều kinh nghiệm về chống dịch và phục hồi kinh tế, vốn là một trong các ưu tiên hiện nay của Chính phủ Hoa Kỳ.

Theo ông Moore, Mỹ rất quan tâm đến các chương trình hợp tác phòng chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, coi điều này là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự lây lan của các dịch bệnh nguy hiểm, trong đó có dịch Covid-19.

Thảo luận về tình hình Biển Đông, Phó Trợ lý Ngoại trưởng thường trực Hoa Kỳ đã gửi lời hỏi thăm các ngư dân trên tàu cá Việt Nam bị đâm chìm ở Biển Đông hồi đầu tháng 4/2020, đồng thời bày tỏ sự phản đối với các hành vi đe dọa ngư dân và vi phạm chủ quyền tại Biển Đông.

Việt Nam là hình mẫu chống Covid-19, nhưng virus corona đã biến đổi bất thường

Hoa Kỳ cũng bày tỏ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam và các thành viên ASEAN thông qua các dự án bảo vệ môi trường biển, giảm thiểu rác thải đại dương, chống ô nhiễm nguồn nước và không khí, thông qua các dự án môi trường tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về vấn đề hợp tác Mekong, Washington ủng hộ nâng cấp quan hệ Đối tác Hoa Kỳ - Mekong để cùng đối phó với các vấn đề an ninh nguồn nước và môi trường ở khu vực; ủng hộ các cơ chế như Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) trong nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện ở thượng lưu đối với hạ nguồn sông Mekong, nhất là tình trạng hạn hán. Mỹ cũng sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam và các nước trong việc ứng dụng công nghệ để quản lý, bảo vệ tài nguyên, giảm thiểu tác động của thiên tai ở khu vực.

Về phần mình, Đại sứ Hà Kim Ngọc đánh giá cao các tiến triển tích cực trong quan hệ Việt – Mỹ, nhất là các cuộc điện đàm gần đây giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và lãnh đạo hai Bộ Ngoại giao, cũng như các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực y tế, môi trường và công nghệ.

Pháp hỗ trợ hơn 2 triệu USD cho Việt Nam và 4 nước ASEAN khác chống dịch Covid-19

Đại sứ Hà Kim Ngọc bày tỏ sự cảm ơn trước việc Tổng thống Trump đề nghị tặng Việt Nam máy thở, cũng như tiếp tục các chương trình hỗ trợ nâng cao năng lực y tế và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Về tình hình Biển Đông, Đại sứ khẳng định Việt Nam ủng hộ các nỗ lực nhằm duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và tự do, an ninh hàng hải, hàng không cũng như bảo vệ môi trường tại Biển Đông.

Đại sứ đề nghị phía Hoa Kỳ tiếp tục cùng Việt Nam thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hợp tác về môi trường trong thời gian tới, cũng như hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực, công nghệ trong thiết lập hệ thống giám sát và chia sẻ dữ liệu trong quản lý rác thải, áp dụng các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, ứng dụng công nghệ viễn thám phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường.

Đại sứ Hà Kim Ngọc đề nghị hai nước sớm hoàn tất đàm phán và ký kết Hiệp định sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, từ đó tạo cơ sở để đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực vũ trụ cũng như khoa học công nghệ.

Việt Nam là hình mẫu chống Covid-19, nhưng virus corona đã biến đổi bất thường
Thảo luận