COVID 19 ảnh hưởng đến điều gì?
Được biết trong đại dịch coronavirus, hầu hết mọi quốc gia trên thế giới đều đưa ra quyết định tự cô lập và giảm sự tiếp xúc cá nhân giữa mọi người, do đó không thể nghĩ đến việc đàm phán theo những định dạng trước đó - giao tiếp trực tiếp giữa các đại diện. Nhưng liên hệ cộng đồng quốc tế không thể bị đình hoãn chỉ vì điều này. Nhiều cuộc họp song phương và đa phương được tổ chức trực tuyến, qua mạng Internet. Có rất nhiều ví dụ, nhưng chỉ cần nhắc lại một số hội nghị video do Việt Nam tổ chức với tư cách là chủ tịch ASEAN năm nay. Ví dụ hội nghị thượng đỉnh ảo ASEAN + 3 mới diễn ra gần đây.
Tại sao không thể tổ chức cuộc họp hình thức tương tự để thảo luận về việc chuẩn bị Quy tắc ứng xử cho các bên tại biển Đông? Theo các chuyên gia, mọi sự chậm trễ trong cuộc thảo luận về tài liệu quan trọng này có thể dẫn đến thực tế sẽ không được thông qua vào năm 2021, như Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã hứa. Việc hủy bỏ cuộc thảo luận hiện tại được giải thích do trong công việc soạn thảo văn bản có nhiều chủ đề nhạy cảm chỉ được giải quyết bên lề, trong sự tiếp xúc gần gũi, sống động, không có tai mắt tò mò. Trực tuyến Internet không thể đảm bảo các điều kiện như vậy.
Ai được lợi từ việc cuộc bãi bỏ đàm phán
Phản ứng đối với việc đình chỉ các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc (COC) có thể dự đoán được. Không ai phản đối công khai. Đồng thời, tầm quan trọng của một tài liệu như Bộ quy tắc ứng xử (COC) đã được công nhận để đảm bảo bầu không khí hòa bình, láng giềng thân thiện và hợp tác trong khu vực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying hôm thứ Năm tuần trước nói "Trung Quốc sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử và hy vọng văn bản sẽ hữu ích cho hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Tuy nhiên, có sự nghi ngờ cho rằng chính Bắc Kinh sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ việc kéo dài các cuộc đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử (COC). Collin Koh, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Quốc tế có trụ sở tại Singapore, tin rằng tình hình hiện tại mang lại cho Bắc Kinh cơ hội mở rộng sự hiện diện ở biển Đông trong bối cảnh các cuộc đàm phán về tài liệu này bị đình hoãn, đặc biệt là khi các nước ASEAN đang bận rộn chống lại đại dịch.
Các sự kiện trong tháng 4 năm ngoái cho thấy Bắc Kinh đang thực sự nỗ lực mở rộng sự hiện diện của mình trong khu vực Biển Đông. Các tàu chiến Trung Quốc, bao gồm cả tàu sân bay Liêu Ninh mới, thực hiện các chuyến hải hành quanh vùng biển. Tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá Việt Nam. Một tàu chiến khác của Trung Quốc hộ tống 1 tàu nghiên cứu xâm nhập khu kinh tế biển của Malaysia và cả 2 tàu ở đó trong một tháng. Trong cùng tháng đó, chính quyền Trung Quốc đặt tên tiếng Hoa cho 80 hòn đảo, bãi đá, đá ngầm trong vùng biển Đông và quy định trạng thái hành chính cho một số chủ thể trong số đó. Đương nhiên, những hành động như vậy kích động biểu tình phản đối ở thủ đô các nước ASEAN, chủ yếu ở Hà Nội, Kuala Lumpur, Jakarta. Rõ ràng, đại diện ASEAN chắc chắn sẽ bày tỏ mối quan ngại về hành động của Bắc Kinh nếu cuộc đàm phán về COC được tổ chức. Liệu đại diện Trung Quốc có hài lòng khi nghe những điều này?
Việc trì hoãn việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử cho phép Bắc Kinh có cơ hội tăng cường hơn nữa sức mạnh quân sự trong khu vực và có thể đến mức ra lệnh cho các nước láng giềng, tự tin rằng không có gì có thể đứng vững trước lập luận dựa theo sức mạnh của mình. Ở đây tôi đồng ý với ông Collin Koh, người tin rằng Bắc Kinh có thể tăng cường hơn nữa vị thế của mình trước khi nối lại đàm phán, và sau đó các bước này sẽ tăng sức mạnh đòn bẩy của Bắc Kinh trong các cuộc đàm phán với đối tác ASEAN.
Rõ ràng là Trung Quốc đang lợi dụng tình thế COVID 19 để đạt được lợi thế về phía mình.