Mùa nguy hiểm. Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với COVID-19 trong mùa thu tới

Nhiều bệnh lây nhiễm có đặc tính theo mùa - số lượng ca bệnh tăng mạnh tại một thời điểm nhất định trong năm, sau đó giảm dần cho đến đợt bùng phát tiếp theo. Bài viết sau đây của Sputnik nói về vấn đề COVID-19 sẽ diễn biến như thế nào trong giai đoạn sắp tới.
Sputnik

Tại sao các bệnh theo mùa đến rồi lại ra đi

Ngay cả các bệnh đã được nghiên cứu nhiều thì tính theo mùa của chúng cũng không phải là đã biết rõ. Có quá nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến đặc tính này, đôi khi tác động mạnh lẫn nhau theo nguyên tắc cộng hưởng.

Chính quyền Vũ Hán sẽ ngăn chặn đợt dịch thứ hai của COVID-19

Sự tồn tại và hoạt động của mầm bệnh, cũng như trạng thái hệ thống miễn dịch của con người phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm không khí và cường độ bức xạ mặt trời. Yếu tố xã hội chính như số lượng tiếp xúc sẽ xác định sự lây nhiễm của dịch bệnh. Và ở đây, các yếu tố như khai giảng và kết thúc năm học, giai đoạn nghỉ phép v.v… cũng ảnh hưởng tới tính theo mùa của dịch bệnh.

Lịch bùng phát dịch bệnh

Năm 2018, dựa trên dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ và các ấn phẩm khoa học, bà Michaela Martinez từ Đại học Columbia đã xây dựng được lịch bùng phát cho 69 loại bệnh truyền nhiễm - từ cảm cúm thông thường đến các bệnh nhiệt đới hiếm gặp.

Và bà đưa ra kết luận rằng, theo mùa là tính chất chung cho tất cả các bệnh lây nhiễm: không chỉ cấp tính, mà cả mãn tính, chẳng hạn như viêm gan A và thậm chí cả HIV.

Côn trùng sinh sản vào mùa mưa, do đó các bệnh lây nhiễm mà chúng gieo rắc đạt đỉnh điểm trong những tháng này. Các bệnh về đường hô hấp và cúm, có mầm bệnh tồn tại tốt ở nhiệt độ thấp thì xảy ra trong mùa đông, còn uốn ván hoặc bệnh virus herpes sinh dục thì được kích hoạt trong mùa hè.

«Chúng ta không kiểm soát được nó». Nhà khoa học Nga nói về «hành vi kỳ quặc» của SARS-CoV-2

Các bệnh do virus có màng bọc, kể cả SARS-CoV-2 có tính theo mùa rõ rệt nhất. Vật liệu di truyền của chúng được bọc trong lớp vỏ protein và phủ lớp màng lipid. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những virus như vậy bị phá hủy nhanh hơn trong mùa hè nắng nóng và độ ẩm cao, vì vậy chúng đặc biệt nguy hiểm trong mùa đông. Tuy nhiên kịch bản có thể tùy thuộc vào vị trí địa lý.

Ví dụ, sự bùng phát dịch rotavirus ở miền Tây Nam nước Mỹ xảy ra vào tháng 12 hoặc tháng 1, còn ở Đông Bắc là vào tháng 4 và tháng 5. Viêm gan C đạt đỉnh ở Ấn Độ vào mùa đông, còn ở Ai Cập, Trung Quốc và Mexico thì vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Tuy nhiên, các bệnh gây ra đại dịch, nghĩa là lan rộng trên toàn cầu, thì lại phát triển theo các kịch bản khác. Và ví dụ nổi bật nhất ở đây là hai loại cúm.

Ra đi để quay trở lại

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học Anh cố gắng phân loại các chủng virut cúm nào gây cúm theo mùa và các chủng nào gây ra đại dịch.

Ca nhiễm Covid-19 toàn cầu vượt 4 triệu, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới

Một trăm năm trước, dịch cúm Tây Ban Nha đã hoành hành trên thế giới – đó là cúm A do vi-rút H1N1 gây ra. Từ mùa xuân năm 1918 đến mùa hè năm 1919, khoảng 500 triệu người đã bị nhiễm bệnh, tức khoảng một phần ba dân số thế giới. Theo ước tính khác nhau, có từ 17 đến 100 triệu người bị chết. Đây là một trong những đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử loài người.

Năm 2009, chủng virus tương tự đã dẫn đến đại dịch toàn cầu gọi là cúm lợn, kéo dài suốt mùa hè, mùa thu và mùa đông. Rồi sau đó, H1N1 trở thành bệnh cúm theo mùa.

Các nhà khoa học lưu ý rằng mầm bệnh mới có lối hành xử không thể đoán trước - sau khi ảnh hưởng đến nhiều người như cúm Tây Ban Nha, chúng có thể biến mất rồi nhiều năm lại quay về, để sau đại dịch biến thành một kiểu virus theo mùa.

Các coronavirus theo mùa và COVID-19

Theo nghiên cứu của Trường Y tế Công cộng thuộc Đại học Michigan, trong số 7 loại coronavirus lây từ người sang người, có 4 chủng đã biết gồm OC43, 229E, HKU1 và NL63 là có tính theo mùa rõ rệt và lây lan như cúm. Tức là chúng xuất hiện vào tháng 11 hoặc tháng 12, đạt cực đỉnh vào tháng 1 hoặc tháng 2 và biến mất vào cuối tháng 5.

Ai là người bị mất nhiều tiền nhất thế giới vì COVID-19

Các chủng coronavirus theo mùa từ lâu đã có mặt trong quần thể loài người và thích nghi với hệ thống miễn dịch của chúng ta. Họ hàng nguy hiểm chết người của chúng gây ra COVID-19, hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS và hội chứng hô hấp Trung Đông MERS, lây từ các động vật tương đối gần người sang người. Vẫn còn quá sớm để đánh giá tính theo mùa của chúng.

Theo các nhà khoa học, việc tăng nhiệt độ và độ ẩm, cũng như tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào mùa hè, chắc chắn sẽ làm giảm sự tồn tại của chủng coronavirus mới. Nhưng không nên hy vọng rằng COVID-19 sẽ biến mất vào mùa hè và trở thành bệnh theo mùa trong năm đầu tiên.

Các nghiên cứu về khí dung đã chứng minh rằng SARS-CoV-2 được lan truyền rất hiệu quả ngay cả khi SARS-CoV và MERS-CoV không hoạt động. Ở nhiệt độ 23 độ C và độ ẩm tương đối 53%, coronavirus có thể sống được 16 giờ.

Ba kịch bản theo dự đoán của các nhà khoa học

Các chuyên gia Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học Minnesota ở Hoa Kỳ cho rằng, trong một năm rưỡi tới, COVID-19 sẽ không biến mất và dịch sẽ tiếp diễn cho đến cuối năm 2022.

Bước đột phá trong cuộc chiến chống COVID-19? Các nhà khoa học Đức tạo và chọn lọc kháng thể nhân tạo

Trong báo cáo của mình, họ đưa ra ba kịch bản. Kịch bản thứ nhất là “Đỉnh núi và thung lũng”, ngụ ý rằng vi rút sẽ giảm xuống một chút vào mùa hè và quay trở lại vào mùa thu, và mô hình tương tự sẽ lặp lại vào năm tới. Kịch bản thứ hai là “Đỉnh mùa thu”, tương tự như đại dịch cúm Tây Ban Nha. Đợt mùa thu sẽ mạnh hơn nhiều so với đợt mùa xuân, cho đến cuối năm, hầu hết nhân loại sẽ bị nhiễm bệnh. Sau đó dịch sẽ giảm dần. Kịch bản thứ ba là "Cháy từ từ": chúng ta đã ở đỉnh điểm, virus bắt đầu suy yếu theo hình sóng.

Đáng tiếc là kịch bản thứ hai lại khó xảy ra nhất. Người ta ước tính rằng, đến mùa hè, không quá 5% nhân loại sẽ nhiễm bệnh, trong khi để hình thành miễn dịch tập thể thì tỷ lệ này ít nhất phải là 60%. Một loại vắc-xin giá rẻ và hiệu quả dường như không thể xuất hiện trước cuối năm nay. Do đó, rất có thể, sau đợt giảm mùa hè, tới mùa thu làn sóng COVID-19 thứ hai sẽ đến.

Do SARS-CoV-2 giống với cúm hơn các chủng coronavirus khác về phương thức lây lan, Đại học Minnesota đã sử dụng mô hình dịch cúm có tính đến dữ liệu từ bốn bệnh dịch toàn cầu: cúm Tây Ban Nha 1918-1919, cúm châu Á năm 1957, năm 1968 và cúm lợn 2009-2010. Trong số này, chỉ đại dịch năm 1968 có làn sóng thứ hai yếu hơn đợt thứ nhất. Còn cúm Tây Ban Nha nguy hiểm chết người thì có cả đợt thứ ba. Đợt thứ nhất tương đối nhỏ, diễn ra tháng 3 năm 1918, đợt thứ hai mạnh nhất trong mùa thu năm 1918, đợt thứ ba vào mùa xuân và đầu mùa hè năm 1919.

Thảo luận