Nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 gây ra Covid-19 đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi đối với các nhà hoạch định chính sách. Trong khi đó, các nhà nghiên cứu vẫn coi dơi là vật chủ tự nhiên có khả năng nhất đối với SARS-CoV-2, nhưng vẫn chưa chứng minh được rõ ràng.
Gần đây, các nhà sinh vật học của Trung Quốc và Úc nghiên cứu dơi đã xác định được một loại virut ở những động vật này, theo quan điểm của họ, là họ hàng gần nhất của virus corona mới và chứa các axit amin trong một số vùng nhất định tương tự như SAR-CoV-2.
Ở đây nói về một số vùng trong bộ gen có chứa các axit amin ở vị trí nối giữa các tiểu phần S1 và S2 của protein tăng đột biến theo cách tương tự như SAR-CoV-2, tạo thành các gai trên bề mặt của virus, mà virus sử dụng các gai này để lây nhiễm tế bào chủ. Đặc trưng của virus SARS-CoV-2 là chèn bốn axit amin tại điểm nối của S1 và S2, việc chèn này là duy nhất đối với tất cả các biến thể virus SARS-CoV-2 đã được giải trình tự cho đến nay.
Virus corona RmYN02 có nguồn gốc từ dơi mới được phát hiện bởi các nhà khoa học cũng chứa các axit amin S1 / S2, tuy nhiên RmYN02 không giống với SAR-CoV-2 trong vùng mã hóa bộ gen liên kết với thụ thể ACE2 mà SARS-CoV-2 sử dụng để lây nhiễm tế bào chủ. Điều này có nghĩa là hai loại virus xuất hiện do các sự kiện khác nhau.
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, mặc dù virut RmYN02 không phải là tiền thân tiến hóa trực tiếp của SARS-CoV-2, nhưng nó cho thấy các sự kiện chèn bất thường như vậy dẫn đến việc chèn axit amin có thể xảy ra một cách tự nhiên trong quá trình tiến hóa của virus corona.
"Kể từ khi phát hiện ra SARS-CoV-2, đã có một số ý kiến vô căn cứ cho rằng virus này có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm. - Thông cáo báo chí của Nhà xuất bản CellPress trích dẫn ý kiến của Giáo sư Weifeng Shi, Giám đốc Viện Sinh học mầm bệnh tại Đại học Y khoa Sơn Đông, Trung Quốc. - Đặc biệt, người ta cho rằng việc chèn S1 / S2 rất bất thường và có lẽ là dấu hiệu can thiệp trong phòng thí nghiệm. Nhưng, bài báo của chúng tôi cho thấy rất rõ rằng, sự kiện này xảy ra tự nhiên trong động vật hoang dã".
Các tác giả lưu ý rằng, họ hàng gần nhất với SARS-CoV-2 là một loại virus khác gọi là RaTG13, được xác định từ dơi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Nhưng, virus RmYN02 mới được phát hiện, thậm chí còn liên quan chặt chẽ hơn với SARS-CoV-2 ở một số phần của bộ gen, bao gồm cả phần mã hóa dài nhất của bộ gen, nơi chúng chia sẻ 97,2% RNA.
May mắn thay, RmYN02 không giống với SAR-CoV-2 trong vùng mã hóa bộ gen liên kết với thụ thể ACE2 mà SARS-CoV-2 sử dụng để lây nhiễm tế bào chủ. Điều này có nghĩa là nó không có khả năng lây nhiễm sang các tế bào của con người.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus RmYN02 từ một phân tích 227 mẫu dơi được thu thập ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, từ tháng 5 đến tháng 10-2019, tức là trước khi xuất hiện virus SARS-CoV-2 gây ra COVID-19.
"Kể từ khi phát hiện ra dơi là ổ chứa virus corona gây bệnh SARS vào năm 2005, các nhà khoa học đã có sự quan tâm rất lớn đối với loài dơi gây bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là chúng mang nhiều loại virus RNA, bao gồm cả virus corona", - Giáo sư Shi cho biết.
Vào đầu tháng 1 năm 2020, ngay sau khi phát hiện SARS-CoV-2, các mẫu virus RNA đã được gửi đi để giải trình tự và phân tích DNA, theo kết quả nghiên cứu các nhà khoa học đã rút ra kết luận này.
"Công việc của chúng tôi làm sáng tỏ hơn về tổ tiên tiến hóa của SARS-CoV-2, - ông Shi nói tiếp. - Cả RaTG13 và RmYN02 đều không phải là tổ tiên trực tiếp của SARS-CoV-2, bởi vì vẫn còn một khoảng cách tiến hóa giữa các loại virus này".
Các nhà khoa học cho rằng, các công việc nghiên cứu nhiều mẫu virus động vật hoang dã sẽ cho chúng ta biết rất nhiều về cách loại virus này xuất hiện ở người.