Ở giai đoạn đầu tiên, như chuyên gia giải thích, ngay cả khi không có triệu chứng của bệnh, virus sẽ nhân lên và người mang mầm bệnh có thể lây lan bệnh cho người khác.
"Khoảng 40% số người nhiễm virus từ những người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Sau giai đoạn đầu tiên, sẽ là giai đoạn xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, đối với một số người, căn bệnh này không xuất hiện giai đoạn tiếp theo", - cô nói.
Theo nhà sinh học, trong giai đoạn đầu tiên, sự ức chế virus xảy ra do interferon, tạo ra hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Nó có thể đánh bại virus xâm nhập mà không tạo ra kháng thể, do đó, xét nghiệm kháng thể ở người bị nhiễm coronavirus có thể âm tính.
Giai đoạn thứ hai: các triệu chứng xuất hiện
Sốt, ho và khó thở có thể xảy ra sau đó. Ở giai đoạn này, virus vẫn đang nhân lên và là thời điểm thích hợp để sử dụng thuốc kháng virus, những thuốc được chỉ định điều trị COVID-19.
"Một người cũng có thể dừng ở giai đoạn thứ hai và bệnh sẽ không ở chuyển sang dạng cấp tính hơn. Ở giai đoạn này, virus có thể bị đánh bại bởi các kháng thể. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ không kết thúc vì tình trạng viêm vẫn đang tiếp diễn, có thể do viêm phổi, nhưng cũng có thể là do các yếu tố khác. Tình huống đó có thể dẫn đến một xét nghiệm cho kết quả âm tính. Giai đoạn tiếp theo sắp tới, thậm chí còn khó khăn hơn. Tôi nhắc lại, ở giai đoạn này, virus có thể vẫn còn ở trong cơ thể, hoặc có thể là không", - tiến sĩ Baranova nói thêm.
"Trong giai đoạn thứ ba, virus nhân lên ở mức độ khá thấp và sự ổn định của cơ thể con người trở thành yếu tố quan trọng nhất trong quá trình phục hồi", - chuyên gia cho biết.