Sợ mất chủ quyền quốc gia: Bộ Công an lên tiếng vụ người Trung Quốc sang Việt Nam lập xóm

Bộ Công an đã nắm tình hình và có tham mưu liên quan đến việc cử tri, người dân rất lo lắng về tình trạng người Trung Quốc sang mua đất, lập xóm, lập phố, sinh sống, làm việc ở nhiều địa phương, gây quan ngại về việc mất chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng an ninh trật tự của Việt Nam.
Sputnik

Về việc này, Bộ Công an khẳng định đã triển khai nhiều giải pháp để quản lý, nhất là tại các khu dự án do Trung Quốc trúng thầu, hay du khách, người lao động đến từ Trung Quốc để đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh trật tự trong nước và khu vực. Cùng với đó, còn một vấn đề rất đáng lo ngại nữa liên quan đến tín dụng đen, cho vay nặng lãi của người Trung Quốc. Theo đó, có hàng loạt doanh nghiệp của Trung Quốc vào Việt Nam lập công ty và thuê người Việt đứng tên để cho vay tiền online thông qua các app với lãi suất lên tới 1.000%/năm.

Đồng thời, Bộ Công an cũng trả lời Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cử tri tỉnh Bình Thuận đề nghị xem xét sớm trình Quốc hội ban hành Luật Biểu tình để công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật.

Bộ Công an lên tiếng về việc người Trung Quốc sang Việt Nam lập xóm, lập phố

Sau Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, hàng loạt vấn đề nổi cộm mà cử tri cả nước kiến nghị đã được các bộ, ngành trả lời. Trong số này, Bộ Công an là Bộ nhận được nhiều kiến nghị về các vấn đề liên quan đến bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV

Cụ thể, cử tri tỉnh Bình Dương đề cập đến tình trạng người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc “lập xóm, lập phố” tại một vài địa phương.

Cử tri đề nghị cơ quan hữu quan cần có biện pháp quản lý chặt chẽ tình trạng người nước ngoài mua đất, sinh sống và làm việc tại Việt Nam, nhất là tại các khu dự án do Trung Quốc trúng thầu, cũng như khách du lịch, người lao động đến từ Trung Quốc để đảm bảo chủ quyền quốc gia, an ninh khu vực.

Trả lời ý kiến cử tri, Bộ Công an cho biết trong những năm qua, Việt Nam xuất hiện nhiều khu dự án kinh tế, điều này đã thu hút một lượng lớn người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc đến để xây dựng, làm việc. Tại các khu dự án này, đến nay chưa phát hiện tình hình phức tạp về an ninh, trật tự liên quan đến người nước ngoài.

Tuy nhiên, trước thực trạng trên, Bộ Công an đã và đang chỉ thực hiện nhiều giải pháp để bảo đảm an ninh, trật tự đối với các hoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, Bộ Công an phối hợp với các đơn vị chức năng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, nhất là quy định về phân công, phân cấp trách nhiệm trong công an nhân dân, về công tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú và hoạt động của người nước ngoài tại Việt Nam.

Công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV

Ngoài ra, Bộ cũng tiến hành tham mưu, ban hành và triển khai thực hiện Chỉ thị số 01 của Thủ tướng về tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú và hoạt động tại Việt Nam, phòng ngừa, ngăn chặn việc người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích hoạt động phạm tội.

Bộ đã tăng cường nắm bắt tình hình các cơ sở lưu trú có người nước ngoài tạm trú, cơ sở có người nước ngoài đang lao động, làm việc và các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino.v.v.

Cùng với đó, Bộ yêu cầu thực hiện nghiêm, quản lý chặt chẽ công tác cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện liên quan đến người nước ngoài tại Việt Nam.

Bộ cũng chấn chỉnh việc định kỳ rà soát, thống kê, lập danh sách, nắm chắc số lượng người nước ngoài cư trú tại địa bàn; thông qua quản lý người nước ngoài để nắm tin tức, tình hình liên quan đến an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện những trường hợp có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật Việt Nam và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Lo sợ hiện tượng cho vay nặng lãi Trung Quốc tràn vào Việt Nam

Vừa qua, việc Chính phủ Trung Quốc ban hành nhiều biện pháp siết chặt quản lý, nhiều ứng dụng (app) cho vay đã chuyển hoạt động sang Việt Nam.

Việt Nam phủ nhận đứng sau nhóm hacker APT32 tấn công Trung Quốc

Theo thống kê, hiện có khoảng 60 - 70 doanh nghiệp của Trung Quốc vào Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để hoạt động cho vay tiền online thông qua các ứng dụng với lãi suất “không tưởng”.

Ông Ngô Tấn Vũ Khanh, Giám đốc phát triển quốc gia của Hãng bảo mật Kaspersky tại Việt Nam chia sẻ với Tuổi Trẻ cho hay, việc một doanh nghiệp, cá nhân nào đó ở quốc gia khác đứng sau lưng một công ty thanh toán (hợp pháp) là không có gì lạ.

Vừa qua, Phòng cảnh sát hình sự Công an TP.HCM đã triệt phá một đường dây cho vay nặng lãi qua các ứng dụng cho vay tiền nhanh do người Trung Quốc cầm đầu. Cụ thể, nhóm người Trung Quốc này núp bóng sau một số doanh nghiệp cho vay tiền thông qua các ứng dụng trên điện thoại như “Vaytocdo”, “Moreloan” và “VD online”. Từ tháng 4/2019 đến nay, nhóm này đã cho 60.000 người vay khoảng 100 tỉ đồng, với lãi suất đến hơn 1.000%/năm.

Nhiều người dân sau khi vay của các ứng dụng này cho biết, do thời gian vay ngắn, lãi suất cao, nhiều người không kịp xoay tiền trả nợ. Những người này sau đó lại được gợi ý vay từ ứng dụng khác để trả nợ cũ, thực chất cũng nằm trong đường dây của nhóm người Trung Quốc. Có trường hợp vay của 18 - 20 ứng dụng, không thể trả nợ để rồi tính chuyện tự tử.

Trung Quốc tố Việt Nam xâm lược Biển Đông: Tây Sa và Nam Sa chỉ là khởi đầu

Chủ tịch NextTech Group (tiền thân là PeaceSoft Group, một hệ sinh thái gồm nhiều công ty, như mPOS.vn, Weshop.com.vn, Chodientu.vn), ông Nguyễn Hòa Bình cho biết hiện này có khoảng 60 - 70 doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam lập doanh nghiệp và thuê người Việt đứng tên để cho vay online. Họ không gọi cho vay mà chỉ quảng bá gọi người vay. Nguồn vốn của những doanh nghiệp này chủ yếu là từ Trung Quốc chuyển qua.

“Bản chất là cho vay nặng lãi. Năm 2019 Trung Quốc siết hoạt động cho vay ngang hàng, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã chạy qua các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam vì Việt Nam chưa có hành lang pháp lý chặt cho hoạt động cho vay ngang hàng, vay qua app”, - ông Bình nói.

Theo Chủ tịch NextTech Group, cơ quan chức năng Việt Nam nên nhanh chóng đưa ra hành lang pháp lý, cho một số đơn vị được thí điểm.

Cũng theo ông Ngô Tấn Vũ Khanh, do Việt Nam chưa có chính sách rõ ràng nên mới có tình trạng như hiện nay. Điều này khiến các doanh nghiệp fintech chân chính lo lắng trong khi những doanh nghiệp làm lậu dễ chiếm lĩnh thị trường. Ông Khanh đề xuất cần nhanh chóng ban hành khung pháp lý thí điểm, hay còn gọi là sandbox cho các mô hình ứng dụng công nghệ mới, như dịch vụ tài chính.

Bộ Công an tăng cường trấn áp tội phạm, vi phạm giao thông

Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc thuê, mua đất khu biên giới Tây Nam Việt Nam
Kiến nghị với Bộ Công an, cử tri tỉnh Hậu Giang mong muốn Bộ có biện pháp xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật về quản lý trật tự đô thị, quy hoạch, chống người thi hành công vụ, sử dụng chất kích thích, ma túy khi điều khiển phương tiện giao thông nghiêm trọng, tổ chức trái phép đưa người Việt Nam ra nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam.

Trả lời kiến nghị cử tri, Bộ Công an cho biết vừa qua đã chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Trong năm 2019, số vụ phạm pháp hình sự trên toàn quốc giảm 7,39% so với cùng kỳ năm 2018. Bộ đã điều tra, phát hiện, xử lý 25.346 vụ vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm. Lực lượng CSGT xử lý trên 4 triệu trường hợp vi phạm, phạt tiền 3.848 tỷ đồng, trong đó xử lý 182.725 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 884 trường hợp người điều khiển phương tiện dương tính với ma túy.

Bộ Công an đánh giá, kết quả này đã góp phần làm tai nạn giao thông giảm 6,64% số vụ, giảm 7,37% số người chết và 8,39%, số người bị thương... Mặc dù vậy, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp, tính chất tội phạm nghiêm trọng, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông và cháy nổ vẫn ở mức cao khiến người dân lo lắng. Vì vậy, Bộ vẫn đang tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp.

Cao tốc Bắc- Nam: Doanh nghiệp Việt khó thắng nhà thầu Trung Quốc?

Về an toàn giao thông, Bộ sẽ triển khai các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm, nhất là với các phương tiện chở quá trọng tải, chở quá số người quy định; vi phạm nồng độ cồn; chạy quá tốc độ; tránh, vượt sai quy định; xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật…

Bộ Công an cũng đang đề xuất Chính phủ xây dựng Luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Bên cạnh đó, Bộ sẽ mở cao điểm đấu tranh, trấn áp tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nắm chắc và kiểm soát tình hình, nhất là các tuyến, địa bàn, lĩnh vực, đối tượng trọng điểm để phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và ma túy, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi chống người thi hành công vụ...

Bộ Công an nói gì về Luật biểu tình?

Trong khi đó, cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị xem xét sớm trình Quốc hội ban hành Luật Biểu tình để công dân thực hiện quyền của mình.

Vì sao Việt Nam chưa ban hành Luật Biểu tình?

Trả lời về vấn đề này, Bộ Công an cho biết đã phối hợp với nhiều cơ quan chức năng tổ chức các cuộc hội thảo, khảo sát thực tế, nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia, bao gồm Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... Dự thảo Luật Biểu tình đã được các bộ, ngành, các thành viên Chính phủ tham gia đóng góp ý kiến, được Bộ Tư pháp thẩm định. Mặc dù vậy, dự thảo luật còn nhiều vấn đề vướng mắc, chưa thống nhất cao về đối tượng áp dụng, những trường hợp không được tổ chức, tham gia biểu tình, thẩm quyền cho đăng ký biểu tình...

Bộ Công an nhận định, Luật Biểu tình có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội, được đông đảo người dân quan tâm nên cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm chất lượng, phù hợp thực tiễn, không để các thế lực thù địch lợi dụng kẽ hở của luật mà xuyên tạc, chống phá.

Thêm nữa, để thực hiện Luật Biểu tình có hiệu quả cần phải hoàn thiện các luật có liên quan, như: Luật Tình trạng khẩn cấp, Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ...

Chính vì vậy, Bộ Công an đã đề xuất và được Thủ tướng đồng ý báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép lùi thời gian trình dự thảo luật để có thêm thời gian nghiên cứu, thống nhất nội dung và hoàn thiện sau đó sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến.

Thảo luận