Tỷ lệ tử vong cao đáng sợ. Đại dịch làm bộc lộ các vấn đề tồn tại của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về số lượng các trường hợp nhiễm và tử vong do coronavirus. Dịch bệnh đã tiết lộ nhiều điều: thiếu hụt hệ thống y tế, bất đồng giữa chính quyền liên bang và khu vực, bất bình đẳng chủng tộc dai dẳng - ngay cả khi đối mặt với bệnh tật. Tại sao một số người Mỹ lại bị nhiễm nặng hơn những người khác, theo tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Chữa bệnh tại nhà

Trong gia đình Keith Gambrell, người Mỹ gốc Phi từ Detroit, hai bi kịch xảy ra cùng một lúc.

"Cha tôi đã chết ở nhà, và thậm chí không ai cố gắng giúp ông ấy", Keith chia sẻ.

Theo lời anh, ông Gary 56 tuổi đã đến 3 bệnh viện. Họ trả lời: các triệu chứng giống như viêm phế quản, có nghĩa là có thể được điều trị tại nhà. Mặc dù ông nội của Keith — David, 76 tuổi, đã được chẩn đoán mắc COVID-19.

Cha và ông nội chết gần như đồng thời. Virus trong người ông Gary đã được xác nhận sau khi chết. Tờ báo "Detroit free Press" liên lạc với cả 3 cơ sở y tế. Bệnh viện đầu tiên tuyên bố họ chưa bao giờ có một bệnh nhân như vậy, hai cơ sở còn lại không thể xác nhận hay phủ nhận. 

Đây không phải là trường hợp duy nhất như vậy ở Michigan. Deborah Gatewood là phụ nữ Mỹ gốc Phi, từng làm việc trong một phòng khám địa phương. Bà bị ốm và nghĩ sẽ được trợ giúp. Nhưng bà được gửi trở về nhà, kê toa một loại thuốc ho và paracetamol. Cô con gái khăng khăng đòi Deborah đi khám lại. Bà chỉ gạt đi: "Kiểu gì họ cũng không nhận". Cuối cùng bà nhập viện trong tình trạng nguy kịch, và qua đời không lâu sau đó. Kênh truyền hình địa phương 7abc đã đăng tải phóng sự về câu chuyện này. 

Tỷ lệ tử vong cao đáng sợ. Đại dịch làm bộc lộ các vấn đề tồn tại của Hoa Kỳ

Yếu tố chủng tộc

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 trong cộng đồng người da đen "cao đáng sợ", theo các nhà phân tích tại Đại học Johns Hopkins. Thật vậy, dân số người Mỹ gốc Phi vượt quá 13,4%, và tỷ lệ tử vong  gấp đôi so với mức trung bình trong cả nước.

Không có thống kê liên bang về con số này, tuy nhiên, một số kết luận có thể được rút ra dựa trên dữ liệu từ các quận và tiểu bang có báo cáo chi tiết. 

Chuyên gia chính về bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho rằng số tử vong do coronavirus thấp hơn thực tế

Tình hình không rõ ràng. Ví dụ, ở Nam Carolina, một phần ba là người Mỹ gốc Phi. Và họ chiếm 43% trong số những người bị nhiễm, 50% trong số người chết. Tại Wisconsin, người da đen chiếm 7%, gần 25% nhiễm virus, khoảng 30% số trường hợp tử vong. Bức tranh tương tự xảy ra ở Kansas.

Những thống kê như vậy có thể được giải thích bằng sự khác biệt đáng kể về mức sống. Người da đen có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn 3 lần và người nghèo — 2 lần. Theo Viện Brookings, năm 2016 một gia đình người Mỹ gốc Phi trung bình kiếm được 17,15 nghìn đô la mỗi năm, trong khi gia đình da trắng kiếm được 171 nghìn đô la.

Người Mỹ gốc Phi sinh con ngoài giá thú nhiều gấp đôi, số gia đình đơn thân nhiều gấp 3 lần. Chỉ 43 phần trăm có nhà riêng - thường nhiều thế hệ sống chung dưới một mái nhà. Người da trắng rõ ràng sống hạnh phúc và giàu có hơn nhiều.

Giáo dục là một trong những vấn đề đau đầu nhất. Mặc dù khoảng cách đã thu hẹp đáng kể kể từ những năm 1960, người da đen, theo một nghiên cứu của Pew Research Center, tốt nghiệp các trường trung học ít hơn 10% so với người da trắng. Vì vậy, họ gặp khó khăn khi kiếm việc. Và bảo hiểm y tế thường phụ thuộc vào chính điều này.

Sau khi chính quyền Barack Obama tiến hành cải cách chăm sóc sức khỏe (Obamacare) vào năm 2010, dịch vụ y tế trở nên hợp lý hơn. Nhưng chỉ trong các tiểu bang đã phê duyệt luật mới. Hai mươi ba bang đã không tham gia. Và nhiều người Mỹ không được tham gia các chương trình bảo hiểm. 55% số người da đen và 42% số người da trắng không có bảo hiểm. 

Ngoài ra, người Mỹ gốc Phi còn mắc các bệnh mãn tính. Tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ gấp đôi, biến chứng do bệnh tiểu đường - 6 lần.

Định kiến ​​và thiếu hiểu biết

Vấn đề cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) chú ý. Họ nhận ra sự tiếp cận các dịch vụ y tế phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, xã hội, và các nhóm thiểu số chủng tộc bị loại trừ. Và cho rằng đó là do sự gia tăng phân biệt chủng tộc trong xã hội và nguồn gốc xuất thân.

Đánh giá này được chia sẻ bởi Tiến sĩ Oliver Brooks thuộc Hiệp hội Y khoa Quốc gia, đại diện cho các bác sĩ và bệnh nhân người Mỹ gốc Phi. Theo ông, trong đại dịch, liên kết chủng tộc có thể ảnh hưởng đến kết quả của căn bệnh.

"Khi chúng tôi, người Mỹ gốc Phi đến văn phòng, các bác sĩ đôi khi thấy đó không phải là bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp, mà là một người đàn ông da đen đang cần một thứ gì đó", ông lưu ý.
"Cha tôi thường nhắc lại ông chắc chắn không muốn sinh ra là người da đen ở đất nước này", Rachel, một cư dân da trắng ở Bắc Carolina, thừa nhận với phóng viên Sputnik, và cô yêu cầu không tiết lộ tên đầy đủ của mình.

Cha cô tham gia vào một chương trình tình nguyện: cả gia đình chăm sóc cho thanh thiếu niên rối loạn chức năng, thường là người Mỹ gốc Phi.

"Một lần tôi đi cùng bố đến chỗ người được bảo trợ. Ông ta và bà cố của mình sống ở một vùng hẻo lánh, trong khu nhà ở xã hội dành cho người nghèo, - Rachel kể lại - Để đến đó, cần phải đi qua những khu phố giàu có. Bạn hãy hình dung: những ngôi nhà lớn, ô tô đắt tiền, và ngay phía sau - những lán gỗ màu xanh đậm, tôi không hiểu liệu đó là màu sơn hay chúng bị phủ rêu".

Không chỉ người da đen sống ở đó, nhưng họ chiếm đa số áp đảo. 

Tại Hoa Kỳ sẽ phát triển một ứng dụng chẩn đoán COVID-19 bằng âm thanh

"Tôi không biết nói như vậy có đúng không, nhưng môi trường hình thành ý thức, - Rachel lý luận - Nhiều người đã quen với việc mình bị coi là công dân hạng hai, và đơn giản là không nhận ra quyền lợi của mình - thiếu các kiến ​​thức cơ bản. Họ rất khó khăn khi đến bệnh viện và yêu cầu những gì luật pháp cho phép".
«Một khi họ không được giúp đỡ chỉ vì là người da đen, thì tại sao phải đi đâu đó yêu cầu, tự làm bẽ mặt mình», cô gái giải thích.
Cộng đồng đặc biệt dễ bị tổn thương

Người gốc Tây Ban Nha cũng ở trong hoàn cảnh tương tự: nghèo đói, thiếu giáo dục, không biết gì về quyền lợi của mình, người già sống lẫn cùng với người trẻ.

Thậm chí người bản địa gốc còn khó khăn hơn, họ bị đẩy vào sống trong một khu bảo tồn. Người da đỏ sống trong cùng một ngôi nhà - mười đến mười lăm người: một người ngã bệnh, những người khác lây nhiễm theo. Trong nhiều khu định cư không có nguồn cung cấp nước sạch hoặc phương tiện liên lạc.

Chính quyền khu vực tự trị cố gắng kiểm soát tình hình, nhưng họ có thể làm rất ít. Chẳng hạn, nhà lãnh đạo bộ lạc Navajo 250 nghìn dân  đã áp đặt lệnh giới nghiêm vào tháng 4, nhưng đến giữa tháng, gần 700 người đã nhiễm bệnh, 24 người chết. 

Dưới áp lực của Hiệp hội Y khoa Quốc gia, tổng thống Mỹ Donald Trump hứa trong tương lai gần sẽ công bố một báo cáo liên bang về cách thức coronavirus ảnh hưởng đến các quần thể dân cư khác nhau. Khi đó, mọi người sẽ thấy COVID-19 làm trầm trọng thêm các vấn đề chủng tộc trong nước như thế nào.

Virus được gọi là "công cụ bình đẳng tuyệt vời" - xét cho cùng, cả người nghèo và người giàu đều bị bệnh. Chỉ là những người nghèo ít có khả năng sống sót hơn.

Thảo luận