Tác giả của bài báo lưu ý rằng cấu trúc chiến lược của thế giới được hình thành trong thời ký Chiến tranh Lạnh và sự ổn định tạm quy ước dựa trên nỗi sợ hãi hủy diệt lẫn nhau, bắt đầu sụp đổ, và "tiếng vó kỵ mã báo hiệu ngày tận thế đang đến gần".
Theo ông Sturmer, mô hình mà theo đó chủ yếu là Nga và Mỹ nắm quyền kiểm soát vũ khí và duy trì ổn định thế giới có sự tham gia của Anh và Pháp, đã không còn phù hợp và không phản ánh được thực trạng tình hình trên thế giới.
Trong tình hình đó, Washington "đi vào trạng thái cô lập" khi mất dần vai trò lãnh đạo, còn Trung Quốc lại đang bắt được nhịp độ phát triển.
Nhà sử học tin rằng Bắc Kinh không chỉ bày tỏ sự quan tâm đến các thành tựu kinh tế, mà còn thể hiện cả yêu sách về quyền lực.
“Nước Nga dưới thời (Tổng thống) Vladimir Putin vẫn đang bận xử lý đống đổ nát của đế chế xưa, nhưng một lần nữa lại đang nỗ lực quay trở lại chính trường thế giới”, ông Sturmer viết.
Theo tác giả bài báo, cần phải khởi động "mối đe dọa quy mô lớn với sự giúp đỡ của NATO", tuy nhiên không chỉ bản thân các cường quốc thế giới, mà cả sự phát triển công nghệ kỹ thuật số cũng đang gây trở ngại cho việc khôi phục trạng thái cân bằng chiến lược.
Ngay như việc thời đại bây giờ hoàn toàn có thể tấn công một cách giấu mặt. Thêm vào đó, quá trình quân sự hóa vũ trụ cũng đang diễn ra một cách tích cực.
Ngoài ra, các quốc gia như Ấn Độ và Pakistan đã tham gia câu lạc bộ hạt nhân, Triều Tiên và Iran đang là ứng cử viên. Theo ông Sturmer, tất cả những điều này đang đe dọa thế giới bằng tình trạng hỗn loạn về hạt nhân.
Vào ngày 7 tháng 5, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phụ trách chính sách, ông James Anderson tuyên bố rằng cần triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ tại các nước NATO.
Đến nay, Washington đã nâng cấp gần 20 đơn vị vũ khí hạt nhân được triển khai ở Đức.