Bộ Y tế Ả Rập Saudi trước đó cho biết, tỷ lệ phụ nữ nhiễm coronavirus ở nước này chỉ bằng 1/5 so với nam giới.
Sự mất cân đối về số ca nhiễm
"Theo truyền thống của các quốc gia Ả Rập - phụ nữ dành nhiều thời gian ở nhà hơn nam giới. Xã hội ở các quốc gia vùng Vịnh được xây dựng dựa trên sự tương tác hàng ngày và gặp gỡ với người thân và bạn bè, chủ yếu là giữa những người đàn ông ngoài xã hội. Việc giao thiệp này được thực hiện dưới hình thức phái mạnh sẽ tụ tập trong các phòng riêng tại ở nhà, được gọi là "Majlis" – có nghĩa là "hội họp", - bà giải thích.
Theo bà Abderrahman, những "Majlis" này mở cửa cho tất cả mọi người, vì vậy thường có rất nhiều người tụ tập ở đó để trao đổi tin tức, trò chuyện và vui đùa. Đôi khi nó mang sắc thái của những diễn đàn văn hóa nhất định với các buổi biểu diễn âm nhạc, đọc thơ và trò chơi phổ biến.
Nhà nghiên cứu lưu ý, đàn ông Ả Rập không có thói quen dành nhiều thời gian ở nhà với gia đình.
"Thông thường, họ chỉ ở nhà vài giờ một ngày và phần lớn thời gian còn lại họ ra ngoài, và do vậy, dĩ nhiên, khó có thể bắt họ ngồi yên tại nhà trong nhiều tháng", - bà nói.
"Mọi người cũng biết rằng phụ nữ luôn phải tuân thủ luật pháp hơn nam giới, phải tuân thủ các quy định, trong khi đàn ông chỉ tuân theo các yêu cầu có tính chất nghiêm ngặt và lặp đi lặp lại", - bà nói thêm.
Quần áo kín có thể bảo vệ chống lại virus?
Tuy nhiên, chuyên gia không tin rằng những bộ quần áo được phụ nữ Hồi giáo mặc, đặc biệt là niqab che mặt và găng tay, có thể giúp phụ nữ tự bảo vệ mình khỏi coronavirus.
"Thứ nhất, không phải tất cả phụ nữ vùng Vịnh Ả Rập đều che mặt bằng niqab hoặc đeo găng tay ở nơi công cộng, và thứ hai, không có bằng chứng nào cho thấy niqab có thể bảo vệ chống lại virus, nó vẫn để mặt hở từ bên dưới và không khí có thể tự do xâm nhập. Ngay cả khi mang niqab, phụ nữ vẫn nên đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân khỏi coronavirus", - chuyên gia cho biết.
Ả Rập Saudi và Qatar chiếm vị trí hàng đầu trong số các quốc gia Ả Rập về số ca nhiễm coronavirus kể từ khi bắt đầu đại dịch. Đến nay, hơn 49,1 nghìn người nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận ở vương quốc này, trong khi Qatar có 29 nghìn trường hợp.