Các chuyên gia của doanh nghiệp “Viện vật lý và năng lượng mang tên Leypunsky” thuộc ban phát triển khoa học của Rosatom đang chuẩn bị tạo ra "đạn hạt nhân" để điều trị ung thư.
Dự án này liên quan đến việc phát triển các loại dược phẩm có chứa chất phóng xạ dựa trên kháng thể “nhằm vào” các phân tử GD2 giống như những viên đạn nhằm bắn vào mục tiêu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chính các phân tử GD2 có thể kích hoạt quá trình phá hủy các tế bào khối u dưới tác động của kháng thể.
Sự khác biệt giữa phương pháp này và liệu pháp xạ trị truyền thống, là các tế bào ung thư ngoài việc chịu tác động bức xạ ion hóa còn chịu tác động của chính các phân tử mang đồng vị phóng xạ.
Dự án này sẽ giúp điều trị các dạng ung thư như u tế bào đệm (glioma), ung thư vú, ung thư da, ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và u nguyên bào thần kinh (neutroblastoma), thường xuất hiện ở bệnh nhân giai đoạn cuối.
Công trình nghiên cứu dự định tiến hành các thử nghiệm sơ bộ về thuốc trên động vật, chọn ra các mẫu thuốc phù hợp nhất và xác định tác dụng của thuốc đối với dạng khối u đang được nghiên cứu. Tiếp theo sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng, dựa trên kết quả sẽ bắt đầu việc đăng ký và sản xuất thuốc.
Trước đó, chyên gia đầu ngành về ung thư của Bộ Y tế, viện sĩ Viện HLKH Nga Andrey Kaprin nói rằng một trong những triệu chứng phổ biến khi mắc bệnh ung thư là sụt cân.