Tuyên án vụ VN Pharma: Táng tận lương tâm những kẻ buôn thuốc ung thư giả

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM tuyên y án, bác toàn bộ kháng cáo vụ VN Pharma liên quan Nguyễn Mạnh Hùng, Võ Mạnh Cường, đồng thời nhận định, buôn bán thuốc trị ung thư giả là nguy hiểm, bản án cấp sơ thẩm đúng người, đúng tội, không có căn cứ để giảm án. Lưới trời lộng lộng, tuy thưa, nhưng khó thoát.
Sputnik

Trước đó, kết luận giám định của Bộ Y tế Việt Nam thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg chứa 97% hoạt chất capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Táng tận lương tâm những kẻ có học thức có trình độ nhưng chỉ vì ham lợi mà bất chấp thủ đoạn nhập thuốc giả về Việt Nam, gây dư luận xấu trong xã hội, ảnh hưởng uy tín ngành Dược, Y tế, thể hiện sự coi thường pháp luật, tính mạng con người.

Tuyên y án VN Pharma: Bác toàn bộ kháng cáo

Sáng 20/5, sau hai ngày xét xử và nghị án, Tòa án Nhân dân (TAND) Cấp cao tại TP.HCM đã quyết định giữ nguyên bản án sơ thẩm, bác toàn bộ kháng cáo của 7 bị cáo trong vụ án buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma.

Bộ Công an thông tin về vụ Nhật Cường, Alibaba, VN Pharma

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây chấn động dư luận Việt Nam thời gian qua. Tại phiên tòa phúc thẩm sáng nay, HĐXX nhận định, hành vi của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền được dùng thuốc chất lượng và điều trị bệnh của bệnh nhân.

Các bị cáo đã giúp sức cho Nguyễn Minh Hùng (cựu Tổng giám đốc VN Pharma) để hợp thức hóa hồ sơ, nhập thuốc trị ung thử giả H-Capita.

Về mức án phạt, HĐXX nhấn mạnh, Tòa sơ thẩm đã xem xét, đánh giá đầy đủ vai trò, mức độ vi phạm của các bị cáo, đồng thời, xử đúng người đúng pháp luật nên không có căn cứ giảm án. Bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu tổng giám đốc VN Pharma) không kháng cáo với mức án 17 năm tù được tuyên hồi tháng 10 năm 2019.

Tuyên án vụ VN Pharma: Táng tận lương tâm những kẻ buôn thuốc ung thư giả

Tại phiên phúc thẩm này, HĐXX bác đơn xin giảm nhẹ hình phạt, giữ nguyên mức án 20 năm tù đối với Võ Mạnh Cường 41 tuổi (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải Quốc tế H&C) về tội Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh. Riêng 6 bị cáo khác nhận mức án từ 3 năm tù (cho hưởng án treo) đến 12 năm tù.

Tại tòa phúc thẩm, bị cáo Võ Mạnh Cường cho rằng bị cáo chỉ là nạn nhân, không biết đó là thuốc giả. Tuy nhiên, HĐXX cho rằng Cường là người trục tiếp liên lạc với đối tượng làm giả thuốc, làm thủ tục xin phép nhập khẩu lô thuốc H-Capita 500mg Camplet.

Giai đoạn 2 vụ VN Pharma: Khởi tố 7 bị can

HĐXX khẳng định, bị cáo Võ Mạnh Cường biết rõ nguồn gốc, xuất xứ lô thuốc. Do đó, việc bản án sơ thẩm xác định Cường là người đứng đầu, có vai trò cao nhất trong vụ án là đúng pháp luật. Những bị cáo khác đã giúp sức cho Nguyễn Minh Hùng.

Dù bị cáo Võ Mạnh Cường và một vài bị cáo khác có tình tiết giảm nhẹ mới hoặc tình tiết giảm nhẹ được ghi nhận trong nhưng không áp dụng là có thiếu sót. Tuy nhiên, HĐXX nêu rõ, đây là vụ án được dư luận xã hội quan tâm nên mức án bản sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo là hợp lý.

Về kiến nghị của Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM yêu cầu làm rõ vai trò của ông Ngô Nhật Phương (người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án) trong vụ có dấu hiệu Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an cũng đã trả lời rằng không có căn cứ khởi tố nên tòa phúc thẩm quyết định tách khỏi vụ án này, đồng thời cũng không tiếp tục kiến nghị.

Trước đó, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân TP.HCM phát biểu nhấn mạnh, hành vi của các bị cáo là bất chấp, vì mục đích lợi nhuận đã nhập thuốc giả về để bán ra thị trường khiến người sử dụng phải uống loại thuốc không đúng với bệnh tình của mình, gây bức xúc trong dư luận, gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành y tế. Bên cạnh đó, đa số bị cáo kháng cáo không có tình tiết nào mới nên đề nghị HĐXX giữ nguyên mức hình phạt mà tòa án cấp sơ thẩm.

Thuốc ung thư giả H-Capita được VN Pharma tuồn vào Việt Nam như thế nào?

VN Pharma được thành lập vào cuối năm 2011. Bị cáo Nguyễn Minh Hùng khai, năm 2012, ông nhận thấy thị trường Việt Nam có nhu cầu rất lớn về thuốc chữa bệnh ung thư nên đã bàn với Võ Mạnh Cường lên phương án nhập khẩu thuốc ung thư là H-Capita 500 mg về Việt Nam. Do phía công ty ở Canada không cung cấp đủ một số giấy tờ về tiêu chuẩn nên Hùng chỉ đạo cấp dưới giả mạo những tài liệu này.

Tuyên án vụ VN Pharma: H-Capita là thuốc giả, án tù là không oan

Theo đó, VN Pharma đã tiến hành làm giả giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC), giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Canada, làm giả con dấu hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada, đóng dấu công ty Helix Canada giả vào hồ sơ để đề phụ lục hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hong Kong.

Mục đích là để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam. Trong quá trình điều tra, Viện khoa học hình sự Bộ Công an giám định và kết luận “con dấu hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada và chữ ký tên Tham tán Nguyễn Văn Quyền là giả”.

Cụ thể, riêng đối với “Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc” được quy định tại Thông tư 47/2010 của Bộ Y tế là một tài liệu hết sức quan trọng nhưng do bị cáo Võ Mạnh Cường không cung cấp được nên Nguyễn Minh Hùng đi thuê người viết (bị cáo Phạm Văn Thông, dược sĩ) và làm giả tài liệu này.

Ngôn ngữ sử dụng trong bản tiêu chuẩn là tiếng anh và có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt mang tên nhà sản xuất là Công ty Helix Canada. Giá thỏa thuận là 2000 USD. Đồng thời, Hùng còn chỉ đạo cấp dưới tự thiết kế hai bộ nhãn hàng hóa dự kiến sẽ lưu hành tại Việt Nam để hợp thức hóa đầy đủ hồ sơ pháp lý cho thuốc H-Capita.

Xét xử VN Pharma: Viện Kiểm sát xúc phạm Bộ Y tế?

Sau khi hồ sơ pháp lý giả mạo được hoàn thiện, Hùng chỉ đạo cấp dưới thành lập đơn hàng số 225/2013, đề nghị Cục Quản lý Dược cấp phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita Caplet thông qua nhà cung cấp là Công ty Austin Hong Kong. Trong khi đí, giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu thuốc tại Việt Nam đã hết hạn từ ngày 6/10/2013).

Căn cứ hồ sơ pháp lý giả mạo do VN Pharma cấp, Cục Quản lý Dược Bộ Y tế đã thành lập Tổ Giám định đơn hàng 225 gồm 10 thành viên dày dạn kinh nghiệm và đều là các chuyên gia hàng đầu về Dược của Việt Nam nhưng lại không phát hiện được và đánh giá “hồ sơ đã đạt yêu cầu”. Cục trưởng Cục Quản lý Dược Bộ Y tế thời điểm đó là ông Trương Quốc Cường ký cấp phép nhập khẩu đơn hàng này.

Sau khi dùng bộ hồ sơ pháp lý giả và dễ dàng “qua mắt” những chuyên gia, lãnh đạo hàng đầu của Cục Quản lý Dược, Bô Y tế, Nguyễn Minh Hùng thống nhất với Cường làm giả hợp đồng mua bán thuốc H- Capita thông qua qua Austin Hong Kong để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc chống ung thư H-Capita chuyên đặc trị ung thứ vú, ung thư đại trực tràng.

Vụ VN Pharma: Công bố ba tài liệu mật của Bộ Y tế và nhân vật bí ẩn

Đáng chú ý, Hùng liên danh với Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 1 Pharbaco dự thầu và trúng thầu tại Sở Y tế TP.HCM, cung cấp hơn 471.000 viên thuốc (tương tương 15.709 hộp) đến các bệnh viện, cơ sở y tế của TP.HCM.

Khi mới nhập thuốc về Việt Nam, cơ quan chức năng đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nên chưa tiêu thụ được. Việc bị phát hiện, ngăn chặn là ngoài ý muốn chủ quan của các bị cáo. Sau khi vụ án bị khởi tố, các bị cáo đã tìm cách đối phó, tiêu hủy tài liệu, chứng cứ, gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra. Vì vậy, theo Cơ quan điều tra, cần phải xử lý nghiêm các bị cáo theo quy định của pháp luật.

Bộ Y tế: H-Capita không phải thuốc chữa bệnh cho người

Sau khi lô hàng 9.300 hộp thuốc H-Capita được nhập trót lọt vào Việt Nam, giá thực tế của lô thuốc là 251.100 USD (hơn 5,3 tỷ đồng) nhưng VN Pharma khai báo giá trị hơn 14,6 tỷ đồng.

Bị cáo vụ VN Pharma bất ngờ phải đi cấp cứu

Theo kết quả điều tra, giai đoạn từ giữa năm 2013 đến 19/9/2014, Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường đặt mua thuốc H-Capita 500mg Caplet chứa hoạt chất Capecitabine chuyên đặc trị ung thư vú, ung thư đại tràng dán nhãn do Công ty Helix Pharmaceuticals Inc. Canada sản xuất để đưa về thị trường Việt Nam và đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện với giá 0,9 USD một viên.

Đáng chú ý, kết quả điều tra ban đầu khẳng định thuốc không có nguồn gốc sản xuất tại Canada. Bởi trên các thùng hàng thuốc có dán tem kiểm tra an ninh tại một sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore, phù hợp với văn bản trả lời ủy thác của Singapore.

Qua kiểm tra, mã vạch, mã số in trên vỏ hộp thuốc không được đăng ký bởi quốc gia nào. Còn về chất lượng lô thuốc, kết luận giám định của Bộ Y tế thể hiện lô thuốc H-Capita 500mg nói trên chứa 97,5% hoạt chất capecitabine là thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Ai bảo kê cho VN Pharma?

Theo điều 2 Luật Dược năm 2005, Nghị định số 08 cấp ngày 10/1/2013 của Chính phủ Việt Nam quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, Nghị định số 185 ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tài liệu điều tra, các cơ quan tố tụng có đủ căn cứ kết luận toàn bộ 9.300 hộp thuốc H-Capita giả về nguồn gốc xuất xứ nơi sản xuất, giả về chất lượng (không sử dụng để chữa bệnh cho người).

Kết luận Giám định số 31 ngày 22/4/2015 của Hội đồng Giám định Bộ Y tế khẳng định:

“Lô thuốc có nhãn mác thuốc H-Capita 500mg Caplet có chứa 97,5% hoạt chất Capecitabine là thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”, thẩm định của Bộ Y tế nêu rõ.

Ngoài ra, kết quả giám định 795 ngày 27.2.2015 của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) đã kết luận giấy chứng nhận ưu hành tự do của thuốc H-Capita và giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc do Bộ Y tế Canada cấp cho Công ty Helix Canada, được đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự là giả; Cảnh sát Canada cũng trả lời tại địa chỉ Công ty Helix, do các bị cáo cung cấp, không phải là cơ sở kinh doanh của Helix và cơ quan chức năng Canada không cấp mã số kinh doanh cho Công ty Helix.

‘Án tử’ vụ VN Pharma: Quan lớn ngành Dược, Bộ Y tế liên quan thế nào?

Các cơ quan chức năng xác định, “đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng , phức tạp, xảy ra trên lĩnh vực dược phẩm, y tế, liên quan trực tiếp đến tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm”.

Đáng chú ý, táng tận lương tâm hơn, những bị cáo trong vụ án phần lớn là những người làm việc, hành nghề trên lĩnh vực buôn bán nhập khẩu thuốc chữa bệnh có nhận thức, hiểu biết trên lĩnh vực này nhưng đã lợi dụng pháp nhân là công ty kinh doanh dược phẩm, thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi để buôn bán, nhập khẩu thuốc chữa bệnh giả nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng về Việt Nam với mục đích tiêu thụ để kiếm lời. 

Kết luận điều tra xác định: “Hành vi phạm tội của các bị cáo đã xâm phạm đến trật tự quản lý nhà nước trên cả lĩnh vực kinh tế và y tế, đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh khi sử dụng thuốc giả nguồn gốc, kém chất lượng”.
Vụ VN Pharma: Mức án thích đáng cho những kẻ buôn bán thuốc giả

Theo y án sơ thẩm hồi tháng 10 năm 2019, HĐXX đánh giá, các bị cáo trong vụ án này đều là những người có trình độ nhưng chỉ vì ham lợi mà bất chấp thủ đoạn nhập thuốc về Việt Nam, gây dư luận xấu trong xã hội, thể hiện sự coi thường pháp luật. Do đó, việc cơ quan tố tụng truy tố theo khoản 4 (có mức án nặng nhất) là phù hợp.

Nóng: Sẽ có lãnh đạo Bộ Y tế bị kỷ luật vụ VN Pharma?

Nguyễn Minh Hùng là người có hiểu biết, lẽ ra phải tìm hiểu kỹ về thuốc H- Capita trước khi nhập, thế nhưng bị cáo này lại thuê người viết hồ sơ, giả mạo giấy tờ và nâng giá lên. HĐXX đánh giá bị cáo Hùng chính là chủ mưu, có vai trò tích cực trong vụ án VN Pharma buôn bán thuốc chống ung thư giả này. HĐXX tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng 17 năm tù.

Đối với bị cáo Võ Mạnh Cường, HĐXX nhận định, Cường đã thông đồng với Hùng làm giả hồ sơ, giấy tờ. Võ Mạnh Cường hoàn toàn chủ động và ý thức được hành động của mình nên Tòa cũng xác định Cường là chủ mưu cầm đầu. Cường bị tuyên phạt 20 năm tù.

Đối với các bị cáo khác, HĐXX tuyên phạt như sau: Nguyễn Trí Nhật (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma) - 12 năm tù, Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma) - 16 năm tù, Phan Cẩm Loan (cựu phó trưởng Phòng xuất nhập khẩu VN Pharma) -7 năm tù, Phạm Anh Kiệt (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn)- 3 năm tù, Lê Vũ Phương (nguyên kế toán trưởng VN Pharma)- 5 năm tù, Phạm Quỳnh Trang (nguyên nhân viên Công ty H&C)- 4 năm tù.

Nên miễn tội cho người đưa hối lộ vụ VN Pharma

Sau đó, 7/12 bị cáo trong vụ án kháng cáo bản án sơ thẩm, gồm Võ Mạnh Cường, Nguyễn Trí Nhật (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma), Ngô Anh Quốc (cựu phó tổng giám đốc VN Pharma), Phan Cẩm Loan (cựu phó trưởng phòng xuất nhập khẩu VN Pharma), Phạm Anh Kiệt (cựu tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn), Lê Vũ Phương (nguyên kế toán trưởng VN Pharma), Phạm Quỳnh Trang (nguyên nhân viên Công ty H&C). Nhưng đến phiên phúc thẩm sáng nay 20/5, HĐXX quyết định bác toàn bộ kháng cáo và y án như sơ thẩm đã tuyên.

Chưa hết, bên cạnh bản án này, ngay ở phiên sơ thẩm ngày 31/10/2019, Nguyễn Minh Hùng và 6 đồng phạm tiếp tục bị khởi tố về hành vi tương tự do móc nối Võ Mạnh Cường mua 4 loại thuốc kháng sinh không rõ nguồn gốc, xuất xứ là: Kafotax - 1000, Kaderox – 250, H2K Levfloxacin và H2K Coprofloxacin bán hết ra thị trường.

Bán thuốc chống ung thư giả, cựu tổng giám đốc VN Pharma đối diện án tử hình

Trong vụ án VN Pharma, sai phạm của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế trong việc cấp phép cho công ty này nhập thuốc điều trị ung thư giả cũng được đề cập. Bộ Y tế đã cấp 607 giấy phép nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký cũng không yêu cầu doanh nghiệp nộp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam, trong đó có 3 thuốc (H-Capita, H-Epra 40 và H-Lastapen 500 mg).

“Từ việc ban hành Thông tư số 47 không đúng nội dung với Quyết định số 151 của Thủ tướng dẫn đến việc cấp giấy phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita và cho phép nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita vào Việt Nam, vi phạm Điều 5 Quyết định số 151. Trách nhiệm thuộc Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược”, Thanh tra Chính phủ kết luận.

Tháng 9 năm ngoái, Bộ Công an cũng đã khởi tố vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan Cục Quản lý Dược. Tuy nhiên, đến nay kết quả điều tra vẫn chưa được công bố.

Thảo luận