Xấu hổ và ăn năn: Cựu quan chức cấp cao Hải quân Việt Nam đồng loạt xin lỗi

Nói lời sau cùng, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến bày tỏ ông rất đau xót và xin lỗi Đảng, Nhà nước, Nhân dân, đồng đội, các cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.
Sputnik

Hầu hết các bị cáo đều tỏ ra xấu hổ vì là sĩ quan cấp cao của Quân chủng Hải quân nhưng lại vi phạm để phải đứng trước vành móng ngựa ngày hôm nay, ảnh hưởng danh dự của Quân chủng và đồng đội. Tất cả đều xin giảm nhẹ hình phạt và mong được hưởng sự khoan hồng, nhân văn của Đảng, Nhà nước và pháp luật.

Trước đó, Quân chủng Hải quân lên tiếng xin giảm nhẹ đặc biệt hình phạt cho cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến vì đã có nhiều công lao đóng góp trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng Quân chủng Hải quân chính quy, tinh nhuệ.

Quân chủng Hải quân xin giảm án cho cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến

Xét xử ông Nguyễn Văn Hiến: Út trọc làm hư hỏng nhiều cán bộ cao cấp của quân đội
Sáng nay 21/5, Tòa án Quân sự Thủ đô tiếp tục phiên xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam, cựu Đô Đốc Nguyễn Văn Hiến cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng Đinh Ngọc Hệ (Út trọc) và các đồng phạm khác liên quan vụ chuyển đổi mục đích sử dụng đất quốc phòng (khu đất số 2, số 7-9, số 9-11 đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP.HCM) gây thiệt hại cho Nhà nước (Quân chủng Hải quân) hơn 939 tỷ đồng.

Mở đầu phần tranh luận, đại diện Quân chủng Hải quân nêu quan điểm, trong quá trình giải quyết vụ án, quân chủng được xác định là bị hại. Trước đó, đại diện Quân chủng Hải quân xác nhận, thiệt hại của đơn vị là bị mất quyền quản lý, sử dụng ba khu đất số 2 (số 1-1A-2) diện tích 1.995 m2, số 7-9 (số 9) diện tích 3.531 m2; số 9-11 (số 11-13) diện tích 1.660 m2 tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP Hồ Chí Minh (TP.HCM) (thiệt hại vào khoảng 939 tỷ đồng).

Đối với riêng khu đất số 7-9, quân chủng Hải quân đã bị các bị cáo Đinh Ngọc Hệ, Phạm Văn Diệt và Vũ Thị Hoan lừa đảo chiếm đoạt giá trị quyền sử dụng đất, đem đi thế chấp ngân hàng, đến nay chưa giải quyết xong. Đặc biệt, nếu vụ việc không được phát hiện kịp thời, khu đất có nguy cơ bị phát mại. Quân chủng Hải quân sẽ chịu thiệt hại lớn.

Trong phần tranh luận ngày 21/5, đại diện Quân chủng Hải quân nêu ý kiến đồng tình với cáo trạng, bản luận tội. Đại diện Quân chủng Hải quân giữ nguyên quan điểm, đề nghị tòa tuyên Công ty Hải Thành nộp lại số tiền hơn 939 tỷ về cho Quân chủng Hải quân do số tiền này đã được UBND TP HCM cho phép quân chủng giữ lại để xây dựng, củng cố doanh trại.

Xét xử cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Quân Chủng Hải quân bị lừa như thế nào?

Ngoài xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, Quân chủng Hải quân đề nghị giảm hình phạt cho các bị cáo nguyên là sĩ quan của Quân chủng.

Về phần cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, đại diện Quân chủng Hải quân xin giảm nhẹ hình phạt cho cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng vì “đã có nhiều công lao đóng góp trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng Quân chủng Hải quân chính quy, tinh nhuệ”.

Do đó, đại diện Quân chủng Hải quân mong HĐXX giảm nhẹ đặc biệt cho cựu Thứ trưởng, cựu Tư lệnh Nguyễn Văn Hiến.

Trước đó, trong phần tranh luận với ý kiến của luật sư, đại diện Viện Kiểm sát Quân sự Quân chủng Hải quân cho biết, những ngày qua đã lắng nghe, phân tích và tổng hợp nhiều quan điểm, lời khai, ý kiến tại tòa.

Đại diện VKS Quân sự nêu rõ, bản thân cơ quan tố tụng cũng rất “đau lòng”. Bởi vừa là cơ quan bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa buộc tội, nhưng cũng vừa tìm cách gỡ tội cho các bị cáo, đảm bảo khách quan, trung thực.

Liên quan đến lô đất quốc phòng bị mang đi thế chấp, đại diện Ngân hàng BIDV đề nghị HĐXX tuyên không thu hồi quyền sử dụng đất tại số 7-9 Tôn Đức Thắng và hoàn trả lại nguyên trạng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Công ty Yên Khánh Hải Thành cho BIDV, để đảm bảo hợp đồng thế chấp.

Đồng thời, đại diện BIDV đề nghị giải tỏa việc phong tỏa các tài khoản thanh toán của các bên liên quan để các doanh nghiệp nhanh chóng hoạt động kinh doanh, có tiền trả nợ Ngân hàng.

Bên cạnh đó, phía BIDV cũng đề nghị, nếu buộc phải thu hồi đất theo yêu cầu quốc phòng an ninh thì BIDV đề nghị tuyên buộc các bên vay, các bên liên quan cần thay thế các tài sản đảm bảo khác với điều kiện các tài sản bổ sung thay thế phải đúng yêu cầu của pháp luật.

Trình bày trước HĐXX, đại diện VKS Quân sự tập trung tranh luận về vai trò của bị cáo Vũ Thị Hoan (cựu Giám đốc Công ty Yên Khánh, cháu ruột gọi Đinh Ngọc Hệ là cậu) trong vụ án này. Theo cơ quan tố tụng, Hoan chỉ là người thực hành, không phải người giúp sức.

Tòa quân sự Việt Nam xét xử cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Út trọc Đinh Ngọc Hệ

Trên cơ sở này, đối với mức án mà VKS Quân sự đề nghị trước đó là từ 7-9 năm tù giam, đại diện VKS Quân sự khẳng định khung hình phạt khởi điểm ở tội này là 12 năm đến chung thân. Nhưng xét thấy vai trò của Hoan trong vụ án không phải chủ mưu, chỉ là người thực hiện nên đã đề nghị xử dưới khung hình phạt.

Đại diện VKS nhấn mạnh rằng, nếu muốn xem xét giảm xuống mức thấp nữa thì phải cân nhắc toàn diện vụ việc, bản chất đây là hành vi chiếm đoạt.

Đối với hai bị cáo Đinh Ngọc Hệ và Phạm Văn Diệt, VKS khẳng định, cáo trạng truy tố, các nội dung luận tội đều có căn cứ, đúng pháp luật, đánh giá khách quan toàn diện, có lý và có tình. Đồng thời, cơ quan tố tụng khẳng định, nhóm này có thủ đoạn hành vi chiếm đoạt khu đất số 7-9 là rất rõ ràng.

Đối với nhóm tội “Vi phạm các quy định quản lý đất đai”, VKS Quân sự xác định bị cáo Trần Trọng Tuấn tuy không được Quân chủng Hải quân giao trực tiếp quản lý khu đất 7-9, nhưng được tiếp nhận việc quản lý từ bị cáo Bùi Văn Nga (tại quyết định số 80, quyết định số 834). Do đó, VKS khẳng định Bùi Như Thiềm, Bùi Văn Nga, Đoàn Mạnh Thảo, Trần Trọng Tuấn đều là chủ thể của tội danh trên.

“Việc chủ trương đưa 3 khu đất làm kinh tế là đúng nhưng phải đảm bảo đúng quy định pháp luật, các bị cáo đều hiểu điều đó nhưng cố ý thực hiện sai và kéo dài trong thời gian dài, hành vi phạm tội được thực hiện liên tục (trong đó có bị cáo Tuấn thực hiện theo chuỗi các hành vi)”, đại diện VKS nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Hiến xin lỗi Đảng, Nhân dân, đồng đội

Sau phần tranh luận, các bị cáo tiến hành nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án.

Đề nghị khai trừ khỏi Đảng nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến

Tiến hành nói lời sau cùng, cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến cho biết ông vẫn luôn nỗ lực cố gắng phục vụ tốt nhất cho Quân chủng Hải quân, gắn bó với đồng đội.

“Sự việc xảy ra ở Quân chủng Hải quân tôi rất đau xót. Tôi nhận thấy phần lỗi của mình. Vì điều kiện công việc nên tôi thực hiện trách nhiệm chưa sát sao quyết liệt. Tôi xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhân dân, xin lỗi các đồng đội của tôi, đặc biệt là xin lỗi các chiến sĩ Hải quân Nhân dân anh hùng của các thời kỳ. Tôi cũng có lỗi với gia đình tôi, đặc biệt có lỗi với mẹ già của tôi”, cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bày tỏ.

Cựu Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam cho rằng, bản luận tội của VKS cũng đã nêu rõ bị cáo hoàn toàn không cố ý phạm tội, không có động cơ cá nhân và bản thân cũng có nhiều yếu tố xem xét giảm nhẹ. Vì vậy mong HĐXX xem xét có bản án hợp lý, vừa có tác dụng răn đe, giáo dục vừa mang tính nhân văn.

Vụ Út trọc: nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị khởi

Đặc biệt, ông Hiến cũng cho hay, bản thân khi còn phục vụ trong quân ngũ luôn cố gắng công tác, cống hiến tốt nhất cho quân chủng Hải quân. Thêm nữa, ông còn mẹ già 91 tuổi, sức khỏe đã yếu.

“Mong HĐXX xem xét lỗi phạm của tôi một cách khách quan, toàn diện để cho ra bản án thấu tình, đạt lý vừa mang tính răn đe, cảnh tỉnh giáo dục nhưng nhân văn. Tại phiên tòa, ngoài tôi còn có các cấp dưới. Các cấp dưới của tôi cũng vi phạm nhưng không có động cơ, lợi ích cá nhân nên rất mong HĐXX xem xét giảm hình phạt nhẹ nhất cho các cấp dưới”, cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến chia sẻ.

Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Hiến bày tỏ nhận xét những ngày qua, phiên toà đã diễn ra một cách văn minh, gọn gàng dứt khoát, đúng tính chất của toà quân sự và mang tinh thần cải cách tư pháp.

Xấu hổ vì là sĩ quan cấp cao Quân chủng Hải quân có mặt ở phiên tòa

Bộ Quốc phòng đang làm thủ tục kỷ luật Đô đốc Nguyễn Văn Hiến
Trong phần nói lời sau cùng, bị cáo Bùi Như Thiềm (cựu Trưởng phòng Kinh tế, Quân chủng Hải Quân) cho biết, sau 45 năm phục vụ trong quân đội, bản thân bị cáo mặc dù chưa bị tuyên án, nhưng đối với bị cáo bản án đã tuyên trước dư luận và gia đình đã đến với bị cáo cách đây 2 năm.

“Tôi rất xấu hổ và rất tiếc khi tôi là một trong 5 sĩ quan cao cấp của quân chủng là bị cáo trong phiên toà này. Sự có mặt của chúng tôi ở đây đã làm ảnh hưởng tới danh dự của quân chủng và Bộ Quốc phòng. Tôi gửi lời xin lỗi tới các đồng chí lãnh đạo, cán bộ chiến sĩ, người lao động trong Bộ Quốc phòng vì những vi phạm của tôi trong vụ án này”, ông Bùi Như Thiềm nói.

Bị cáo Bùi Như Thiềm khẳng định là cán bộ được đào tạo bài bản trong quân đội, kỹ sư trong ngành vận tải biển, hơn 30 năm làm trong Quân chủng Hải quân, bị cáo xin kể một câu chuyện nhưng bị HĐXX yêu cầu dừng lại.

Đề nghị kỷ luật đô đốc Nguyễn Văn Hiến

Bị cáo nói tiếp, qua vụ án này, bị cáo sẽ có trách nhiệm giáo dục cho các thế hệ sau làm kinh tế thì thận trọng hơn, tránh sai sót mà bị cáo đã để xảy ra.

“Phải thận trọng hơn trong nhiệm vụ cụ thể của mình để tránh sai sót như chúng tôi”, ông Thiềm bày tỏ.

Bị cáo này sau đó trình bày về tình trạng sức khỏe bản thân yếu, mắc bệnh hiểm nghèo và mong được sự khoan hồng để có điều kiện chữa bệnh.

Bị cáo Bùi Văn Nga (cựu Giám đốc Công ty TNHH MTV dịch vụ và biển đảo Hải Thành, thuộc Quân chủng Hải quân) phát biểu trước HĐXX cho biết quá trình làm việc với cơ quan điều tra, tại tòa, bản thân bị cáo cũng đã thành khẩn khai báo, các luật sư đã thực hiện lời bào chữa.

Ông Nga cũng nói đang mắc bệnh hiểm nghèo quá nặng, việc sống chết chỉ là thời gian nên mong HĐXX xem xét tính nhân văn khi tuyên án, để sống những ngày còn lại.

Đô đốc Nguyễn Văn Hiến: Từ tướng lĩnh cấp cao Quân đội Việt Nam đến đề nghị xem xét kỷ luật
Nói lời sau cùng, bị cáo Đoàn Mạnh Thảo (cựu trưởng phòng tài chính Quân chủng Hải quân) trình bày về hoàn cảnh gia đình có truyền thống cách mạng. Bị cáo học được hết lớp 10 (1974), sau đó lên đường bảo vệ Tổ quốc. Sau giải phóng, bị cáo được Đảng, Nhà nước, quân đội cử đi đào tạo, học hành cơ bản và về phục vụ tại Quân chủng Hải quân. Cho tới khi nghỉ hưu đã có 42 năm công tác trong quân ngũ, thời gian đó, bị cáo làm tròn trách nhiệm với một quân nhân, sĩ quan, đảng viên.

“Nhưng đáng tiếc bị cáo đã sai phạm và chính vì đó bị cáo đứng ở đây và cảm thất rất hối hận, ăn năn”, ông Thảo cho biết.

Ngoài ra, bị cáo Thảo cho hay, bản thân nghỉ hưu năm 2016, sống giữa đời thường nhưng mắc nhiều bệnh. Do đó, bị cáo mong HĐXX xem xét được hưởng án mức thấp nhất. Trước khi kết thúc phần nói lời sau cùng, bị cáo Thảo cũng không quên xin giảm nhẹ hình phạt cho những người đồng đội của mình đang ngồi tại tòa.

Bị cáo Trần Trọng Tuấn cho biết, sau 37 năm công tác phục vụ trong quân đội, bản thân luôn chấp hành và hoàn thiện tốt nhiệm vụ cấp trên giao. Tới khi khởi tố vụ án, bản thân bị cáo luôn khai báo đúng sự thật, không quanh co, giấu diếm. Bị cáo mong HĐXX xem xét diễn biến vụ việc, xét xử công tâm, khách quan, bị cáo khẳng định bị cáo không có tội.

Nói lời sau cùng, cáo Vũ Thị Hoan (Giám đốc Công ty Yên Khánh) trình bày, chỉ mong HĐXX xem xét hưởng mức án thấp nhất để sớm trở về với con nhỏ. Bị cáo hối hận vì thiếu hiểu biết và tính cả nể của mình nên mới bị như ngày hôm nay.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến bị xem xét kỷ luật

Bị cáo Phạm Văn Diệt (Giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh) cũng cho hay bản thân rất hối hận, ăn năn, hối cải và mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt.

“Bản thân tôi cũng xin lỗi gia đình về những hành vi của mình, trong quá trình làm việc, làm thuê hưởng lương để nuôi gia đình; với hình phạt bổ sung bằng tiền, bị cáo chỉ mong tòa miễn phần đó, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn”, bị cáo Diệt trình bày.

Nói lời sau cùng, bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho rằng bản thân không có gì để nói, cảm ơn HĐXX, các cơ quan tố tụng đã tạo điều kiện cho bản thân và các luật sư trình bày quan điểm. Bị cáo Hệ mong HĐXX sẽ xem xét vụ án một cách khách quan, công tâm nhất.

Ông Nguyễn Văn Hiến lĩnh 4 năm tù giam

Sau 4 ngày xét xử sơ thẩm, lúc 18 giờ 30 ngày 21-5, Tòa án Quân sự Quân chủng Hải Quân đã tuyên án các bị cáo trong vụ án Đinh Ngọc Hệ và đồng phạm bị truy tố về tội “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. 

"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ và việc đổi chủ bất ngờ ở Công ty quốc phòng

Các bị cáo liên quan tới các tội danh trên gồm: Đinh Ngọc Hệ (cựu Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng), Nguyễn Văn Hiến (Đô đốc, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng), Bùi Như Thiềm (cựu Trưởng phòng Kinh tế, Quân chủng Hải quân - QCHQ), Vũ Thị Hoan (cựu Giám đốc Công ty Yên Khánh, cựu Giám đốc Công ty Yên Khánh Hải Thành), Bùi Văn Nga (cựu Giám đốc Công ty Hải Thành), Đoàn Mạnh Thảo (cựu Trưởng Phòng Tài chính, QCHQ), Trần Ngọc Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công ty Hải Thành, QCHQ), Phạm Văn Diệt (cựu Tổng Giám đốc điều hành Công ty Đức Bình, cựu Giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh).

Theo đó, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Bùi Như Thiềm 9 năm tù giam; bị cáo Bùi Văn Nga 8 năm tù giam; Trần Ngọc Tuấn 4 năm tù giam cho tội danh “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Hiến 4 năm tù giam cho tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”;

Tuyên phạt bị cáo Đinh Ngọc Hệ 20 năm tù giam, tổng hợp hình phạt 12 năm tù giam theo bản án số 06 năm 2018, bị cáo Hệ phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 30 năm tù giam; bị cáo Phạm Văn Diệt 15 năm tù giam; bị cáo Vũ Thị Hoan 7 năm tù giam cho chung tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Đối với hành vi của các bị cáo Thiềm, Nga, Thảo, Tuấn, HĐXX nhận định các bị cáo đã tham mưu QCHQ cho đối tác thuê 3 khu đất dưới hình thức liên doanh góp vốn bằng quyền sử dụng đất, trong khi khu đất này đang là đất quốc phòng. Hành vi của các bị cáo đã vi phạm quy định của Luật đất đai 2013, vi phạm các quy định về đất quốc phòng. Các hành vi đó, HĐXX khẳng định đã cấu thành tội “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.

Bị cáo Nguyễn Văn Hiến được HĐXX nhận định là thiếu sát sao, giám sát cấp dưới, không chỉ đạo hoàn thiện chuyển quyền sử dụng đất trước khi ký kết hợp đồng; đưa 3 khu đất vào liên doanh không đúng quy định, gây thất thoát tài sản. Hành vi của bị cáo dẫn tới việc thực hiện cho thuê đất trái quy định, gây thất thoát cho nhà nước hơn 939 tỷ đồng. Thuộc trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Hành vi của các bị cáo Hệ, Diệt, Hoan, HĐXX cho rằng, mặc dù Hệ không thừa nhận hành vi, nhưng từ tài liệu, chứng cứ khác HĐXX có đủ căn cứ xác định Hệ chỉ đạo, điều hành các công ty để thực hiện hành vi chiếm đoạt quyền sử dụng đất của QCHQ, có giá trị tại thời điểm năm 2010 là hơn 500 tỷ đồng. HĐXX có đủ căn cứ kết luận các bị cáo phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trong bản án, HĐXX nhận định, hành vi của bị cáo Hiến là rất nghiêm trọng, góp phần làm cho QCHQ mất quyền sử dụng đất trong thời gian dài với số tiền lớn, hành vi này còn ảnh hưởng tới uy tín của cán bộ trong QCHQ, nên cần xử lý nghiêm.

Xấu hổ và ăn năn: Cựu quan chức cấp cao Hải quân Việt Nam đồng loạt xin lỗi

Bị cáo Hệ, Diệt, Hoan thực hiện hành vi phạm tội có hệ thống; trong đó Hệ đóng vai trò là người chỉ đạo, Hoan và Diệt đóng vai trò là người thực hành. Trong nhóm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, HĐXX đánh giá bị cáo Hệ phải là người chịu trách nhiệm chính.

Tính chất, hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng, gây dư luận xấu, ảnh hưởng tới uy tín của quân đội nên phải xử lý nghiêm khắc.

Bị cáo Thiềm, Nga, Thảo, Tuấn là những cán bộ tham mưu, tổ chức thực hiện liên doanh liên kết; bị cáo Hiến lại tin tưởng cấp dưới tham mưu. HĐXX thấy rằng, việc hiểu biết pháp luật về đất đai của các bị cáo là hạn chế; Các bị cáo tuy không có động cơ, vụ lợi nhưng gây thất thoát tài sản lớn.

Trong khi đó, các bị cáo Hệ, Hoan, Diệt đã lợi dụng việc cán bộ QCHQ am hiểu pháp luật về đất đai hạn chế để thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Trừ bị cáo Hệ, các bị cáo còn lại đều có tình tiết giảm nhẹ.

Tổng Bí thư chỉ đạo xét xử vụ Út 'trọc' Đinh Ngọc Hệ

Từ những lý lẽ trên, HĐXX cho rằng cần phạt tù có thời hạn, cách ly các bị cáo khỏi xã hội một thời gian.

Đối với các biện pháp tư pháp ở khu đất số 2, số 7-9, số 9-11 tại đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TPHCM, HĐXX tuyên Công ty Cảnh Hưng Hải Thành, Công ty Mai Thành và Công ty Yên Khánh Hải Thành trả lại quyền sử dụng đất cho QCHQ.

Số tiền 3 công ty trên tạm ứng hỗ trợ thanh toán cho Công ty Hải Thành là những khoản tiền các bên tự thỏa thuận, tòa không can thiệp. Với số tiền chuyển mục đích sử dụng (hơn 939 tỷ đồng), HĐXX tuyên tịch thu xung vào ngân sách nhà nước.

Thảo luận