Hành động đơn phương của Hoa Kỳ cản trở cải cách WTO

Thương mại Trung Quốc đang trải qua các thử thách chưa từng có sau khi xảy ra dịch coronavirus, theo tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Zhong Shan. Trước đó WTO cũng đưa ra phát biểu tương tự, và lưu ý cách duy nhất để thoát nhanh khỏi cuộc khủng hoảng là duy trì sự minh bạch hoàn toàn và giảm thiểu các rào cản.
Sputnik

Đồng thời, dịch bệnh cho thấy một số quốc gia lại áp dụng hạn chế thương mại và thậm chí áp đặt các biện pháp trừng phạt lên các tập đoàn doanh nghiệp quốc tế.

Donald Trump lại đe dọa rút khỏi WHO và WTO

Trong bối cảnh đại dịch coronavirus toàn cầu, thương mại thế giới, theo dự báo của WTO, có thể suy giảm một phần ba. Xu hướng giảm thương mại quốc tế đã tồn tại trước đây - cuộc chiến thương mại của Hoa Kỳ được thực hiện bằng chính sách và rào cản thương mại đơn phương không đóng góp vào sự phát triển bình thường. Tuy nhiên, đại dịch có thể nói đã trở thành một phát súng ân huệ giành cho thương mại toàn cầu. Theo Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan, vì đại dịch nên nhu cầu giảm mạnh trên toàn thế giới. Trong những trường hợp như vậy, ngay cả khi bất kỳ một quốc gia nào, ví dụ như Trung Quốc, có thể nhanh chóng khôi phục hoạt động sản xuất, thì hàng hóa của họ vẫn sẽ không có cùng nhu cầu như trước đây.

Thay vì ít nhất là không đưa ra các rào cản bổ sung, ít nhất là trong những thời điểm khó khăn như vậy, một số quốc gia kể cả các thành viên WTO, ngược lại, bắt đầu đưa ra các hạn chế. Một vài thành viên còn đi xa hơn. Hoa Kỳ đưa ra các quy tắc cấp phép mới cho việc xuất khẩu chip và chất bán dẫn cho công ty Trung Quốc Huawei. Hạn chế này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương mại thế giới: Trung Quốc mua chip điện tử trị giá 300 tỷ USD mỗi năm - nhiều hơn cả dầu mỏ. Và một phần đáng kể số lượng sản phẩm này, do Trung Quốc mua từ khắp thế giới, giờ đây có thể rơi vào lệnh cấm vận từ bàn tay Washington.

Sự gián đoạn mối quan hệ sản xuất với Trung Quốc không làm tăng vai trò của Mỹ trong thương mại thế giới

Ngoài ra một lần nữa dưới áp lực của Hoa Kỳ, các cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO đã ngừng hoạt động. Trong nhiều năm, Washington ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào Cơ quan Kháng cáo  WTO. Tháng 12 năm ngoái, quyền hạn của 2 trong số 3 thẩm phán đã hết thời hạn và kể từ đó, công việc của Cơ quan Kháng cáo đã bị đình chỉ, vì theo điều lệ của Tổ chức phải có ít nhất 3 thẩm phán để hoạt động. Không có cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, việc khôi phục thương mại thế giới vô cùng khó khăn. Hiện giờ các nước thành viên WTO đang phải đối mặt với nhiệm vụ quan trọng nhất: tái lập Cơ quan Kháng cáo. Và sau đó chúng ta có thể nói về cải cách WTO theo nghĩa rộng hơn, Liu Ying - từ Viện Nghiên cứu Tài chính Chungyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc nói:

«Trước hết, cần phải giải quyết vấn đề về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong khuôn khổ của Cơ quan Kháng cáo. Đây là một trong những cơ chế quan trọng nhất của WTO. Năm ngoái chỉ có 1 thẩm phán còn lại trong cơ cấu, nên công việc của tổ chức bị đình trệ. Về vấn đề này, Trung Quốc, EU và các nước thành viên WTO khác, tổng số 17 quốc gia, đã hình thành một cơ chế giải quyết tranh chấp tạm thời. Việc thành lập một cơ quan trọng tài tạm thời đa phương sẽ tiếp tục làm việc để giải quyết các tranh chấp thương mại. Nhưng nhiệm vụ tối quan trọng là khôi phục công việc của Cơ quan Kháng cáo. Mặt khác, tất cả 164 quốc gia thành viên WTO đều không thể tự mình giải quyết tranh chấp thương mại».
Hành động đơn phương của Hoa Kỳ cản trở cải cách WTO

Vấn đề quan trọng thứ hai là việc bổ nhiệm tổng giám đốc mới cho WTO. Ông Robert Azevedo, người đứng đầu tổ chức hiện nay, tuyên bố từ chức sớm vào ngày 31 tháng 8, trước một năm so với kế hoạch. WTO đã thông báo việc xem xét các ứng cử viên, sẽ bắt đầu vào ngày 8 tháng Sáu. Bây giờ điều rất quan trọng là tất cả 164 quốc gia thành viên WTO có thể nhanh chóng đồng thuận về việc ứng cử Tổng giám đốc mới, để Hội nghị Bộ trưởng năm 2021 không bị phân tâm bởi vấn đề này, nhưng lại rơi vào vấn đề cải cách tương lai của WTO.

Người đứng đầu WTO tuyên bố từ chức vào ngày 31 tháng 8

Cải cách tổ chức thực sự cần thiết. Hơn nữa tất cả các quốc gia đều nhấn mạnh vào điều này, bao gồm cả Hoa Kỳ. Sự khác biệt duy nhất là làm như thế nào. Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng không hài lòng với các quy tắc xác định mức độ phát triển của từng nước trong WTO. Theo quy tắc hiện hành, các quốc gia tự xác định tình trạng của mình. Các nước đang phát triển được hưởng những lợi ích nhất định trong tổ chức. Tuy nhiên Hoa Kỳ khẳng định một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, không còn có thể được coi là như vậy. Do đó, Washington than phiền WTO vì thực tế tổ chức này đã không tính đến lợi ích của Mỹ, và rõ ràng bỏ qua WTO, Mỹ đã đơn phương ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán của Cơ quan Kháng cáo, do đó làm tê liệt chức năng chính của tổ chức.

Trong khi đó, các quốc gia khác, bao gồm cả Trung Quốc, chỉ ra chính cơ chế lựa chọn thẩm phán, trong đó Mỹ có quyền phủ quyết, là lỗ hổng thể chế quan trọng nhất của Tổ chức cần phải giải quyết. Rốt cuộc, WTO, cùng với IMF và Ngân hàng Thế giới, đã được tạo ra theo sáng kiến ​​của Hoa Kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Do đó, các cơ chế hiện tại trong WTO nhằm để bảo vệ lợi ích của Mỹ, chuyên gia Liu Ying nói.

«Không thể dễ dàng cải cách WTO để chống lại chủ nghĩa đơn phương của một số quốc gia. Hoa Kỳ đã khởi xướng thành lập «bộ ba” tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ hai: WTO, Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền thệ quốc tế IMF. Và các cơ chế này được cho là để bảo vệ lợi ích Hoa Kỳ. Theo một số báo cáo, Hoa Kỳ nhận thêm 87 tỷ đô la từ việc tham gia vào các tổ chức này. mặc dù Hoa Kỳ là nước dẫn đầu về số vụ kiện chống lại họ. Do đó Mỹ ngay cả khi là thành viên WTO, hoặc là nền kinh tế lớn nhất thế giới, trước tiên phải đối phó với chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ thương mại của chính mình, và không cố gắng đưa các quy tắc này vào một tổ chức quốc tế để chỉ làm tổn thương nó. Rốt cuộc các cơ chế của WTO có thể thỏa mãn lợi ích của tất cả các bên. Vì thương mại quốc tế là nguyên tắc: "Tôi có bạn, bạn có tôi." Do đó, cần phải giải quyết vấn đề bổ nhiệm thẩm phán mới và khôi phục công việc của Cơ quan Kháng cáo càng sớm càng tốt. Hơn một nửa khối lượng trao đổi quốc tế là thương mại hàng hóa trung gian. Chuỗi công nghiệp và cung ứng toàn cầu được liên kết chặt chẽ với nhau. Hầu hết các nước đều tham gia vào phân công lao động quốc tế. Do đó, lợi ích của các quốc gia khác không thể bị vi phạm để bảo vệ lợi ích của bất kỳ một quốc gia nào, ở đây luật rừng không hoạt động. Cần phải đạt đến việc tất cả cùng chiến thắng, chứ không nên chơi trò chơi mà kết quả bằng không. Điều này trái với các nguyên tắc cơ bản của kinh tế và thương mại quốc tế. Tôi tin rằng trong quá trình cải cách WTO, điều quan trọng là phải suy nghĩ về việc phân chia quyền lực và thay đổi tổ chức, cần phải hạn chế quyền lực của từng quốc gia".

Trong tương lai, đáng suy nghĩ về việc tăng số lượng trọng tài viên của Cơ quan Kháng cáo, vì khối lượng thương mại thế giới cũng tăng lên. Ngoài ra, có thể cải cách cơ chế chọn trọng tài viên - để họ ra quyết định theo đa số phiếu, và không có quốc gia nào có thể ngăn chặn ứng cử viên. Cuối cùng, kinh nghiệm cho thấy rằng một số điều khoản của GATT (tiền thân của WTO) có thể được giải thích theo cách quá cảm tính, phủ nhận tự do hóa thương mại quốc tế về nguyên tắc. Ví dụ như điều XXI của GATT «Ngoại lệ về các cân nhắc an ninh, cho phép áp dụng các hạn chế đơn phương trong các tình huống khẩn cấp, hoặc nếu các quy tắc hiện hành của tổ chức cản trở các hành động của bất kỳ quốc gia nào mà họ cho là cần thiết để bảo vệ các lợi ích an ninh thiết yếu». Chính Washington thường hay sử dụng điều này, cho rằng những hạn chế đơn phương mà họ đưa ra không mâu thuẫn với các quy định của WTO.

Hoa Kỳ hủy những ưu đãi giành cho Trung Quốc, Việt Nam và các nước đang phát triển khác

Cải cách WTO dường như không dễ dàng. Cuộc khủng hoảng hiện nay do đại dịch gây ra làm nổi bật tình huống nghịch lý. Một mặt - trong điều kiện khủng hoảng, các nguyên tắc của chủ nghĩa toàn cầu mờ dần, và mỗi quốc gia quan tâm trước hết về lợi ích riêng của mình. Mặt khác - bản chất toàn cầu của cuộc khủng hoảng cho thấy rằng chỉ có toàn bộ cộng đồng thế giới  mới có thể  giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Sự phân công lao động quốc tế gián đoạn ở một quốc gia dẫn đến sự gián đoạn của toàn bộ chuỗi sản xuất. Do đó không thể phục hồi kinh tế của mỗi nước nếu không khôi phục thương mại. Để làm điều này, các quốc gia sẽ phải tìm kiếm sự thỏa hiệp và thích nghi với các điều kiện mới của trật tự kinh tế thế giới.

Thảo luận