Quốc hội bắt đầu xem xét cơ chế đặc thù cho Đà Nẵng

Ngày 23/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác.
Sputnik

Xem xét thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng

Ngày 23/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác. Dự thảo Nghị quyết quy định cho phép thí điểm tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng theo hướng xây dựng mô hình tổ chức 1 cấp chính quyền địa phương (thành phố) và 2 cấp hành chính (quận, phường).

Đà Nẵng được tư vấn xây dựng "thành phố trong vườn"

Theo mô hình này, chính quyền thành phố được tổ chức thành một cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND. Cấp quận và phường không tổ chức HĐND mà chỉ tổ chức cơ quan hành chính là UBND. Dự thảo Nghị quyết cũng bao gồm nội dung về thí điểm một số cơ chế, chính sách điều chỉnh quy hoạch, quản lý tài chính - ngân sách để phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thảo luận về dự thảo Nghị quyết, hầu hết đại biểu bày tỏ sự ủng hộ đối với việc thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Đà Nẵng; kỳ vọng việc tạo cơ chế, chính sách cho Đà Nẵng cũng sẽ thúc đẩy động lực phát triển cho cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đưa ra nhiều kiến nghị để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết.

Các đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đoàn Đồng Tháp), Lý Tiết Hạnh (Đoàn Bình Định), Nguyễn Văn Hiển (Đoàn Lâm Đồng) cho rằng, các mô hình thí điểm cần được nghiên cứu bài bản, đặt trong mối quan hệ tổng thể với nghị quyết thí điểm tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để có cách nhìn thực tiễn xây dựng chính quyền đô thị và những cơ chế, chính sách đặc thù chung cho các đô thị, đồng thời tránh xảy ra “hội chứng đặc thù” ở các địa phương.

Đà Nẵng nói gì về thông tin thành phố lập hai quận mới?

Với việc chỉ tổ chức HĐND thành phố, các đại biểu đề nghị cần làm rõ cơ cấu tổ chức của HĐND thành phố Đà Nẵng, rà soát kỹ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước; đề ra cơ chế kiểm soát quyền lực của chính quyền các cấp quận, phường, nâng cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội khi không tổ chức HĐND.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn thành phố Hồ Chí Minh) nêu quan điểm, khi không có HĐND cấp phường, quận thì tổ chức HĐND thành phố phải bảo đảm quyền lợi cho người dân và giám sát hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính.

Đề xuất người dân bầu trực tiếp Chủ tịch thành phố

Qua thảo luận, các đại biểu Quốc hội đóng góp ý kiến về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Đà Nẵng. Đại biểu Đinh Duy Vượt (Đoàn Gia Lai) đề nghị làm rõ thêm những cơ chế, chính sách đặc thù nêu trong dự thảo Nghị quyết có thực sự tạo đột phá theo tinh thần Nghị quyết 43-NQ/TƯ ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hay không.

Câu lạc bộ Thành phố Hồ Chí Minh có chiến thắng quý giá 4-2 trước SHB Đà Nẵng

Đồng tình với quy định cho phép Đà Nẵng điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị nhưng đại biểu Trần Văn Mão (Đoàn Nghệ An) cho rằng, đây là vấn đề lớn, mang tính định hướng cho sự phát triển của thành phố nên cần xem xét kỹ lưỡng và thực hiện đúng quy định của Luật Quy hoạch.

Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đoàn TP.HCM) đề nghị làm rõ hơn tỷ lệ điều tiết ngân sách trung ương cho Đà Nẵng theo hướng tăng hơn so với hiện nay.

Nhấn mạnh thí điểm nghĩa là có cái mới mà luật chưa quy định hoặc khác với luật hiện hành, phạm vi hẹp, đặc trưng, kết quả có thể thành công và không thành công, đại biểu Tạ Văn Hạ (Đoàn Bạc Liêu) băn khoăn trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương thì Hà Nội, TP.HCM đã có cơ chế đặc thù, Đà Nẵng đang được xem xét, Hải Phòng cũng có sự chuẩn bị, chỉ còn lại Cần Thơ.

Thảo luận về nội dung này, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) băn khoăn vấn đề cơ chế đặc thù của cả 5 thành phố trực thuộc Trung ương hiện nay nhìn chung giống nhau, chưa nổi bật lên lợi thế tạo đột phá của từng địa phương. Do đó, đại biểu đề nghị rà soát dựa trên thế mạnh của các thành phố để đề ra cơ chế đặc thù, tránh đi theo lối mòn, công thức.

Những khoảnh khắc phiên bầu nhân sự chủ chốt của thành phố Đà Nẵng

Các đại biểu đã tập trung phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực khi tại quận, phường không còn cơ quan dân cử để giám sát hoạt động của UBND. Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) gợi ý tăng thêm số đại biểu HĐND thành phố, nhất là đại biểu chuyên trách để đảm bảo mỗi quận, phường của thành phố đều có đại diện trong cơ quan dân cử, thực hiện quyền giám sát, kiểm soát quyền lực.

Đại biểu Vũ Trọng Kim (Hải Dương), Nguyễn Việt Thắng (Bến Tre) cùng đề xuất việc người dân Đà Nẵng được trực tiếp bầu Chủ tịch UBND thành phố theo chế độ phổ thông đầu phiếu để đảm bảo chọn được đúng người người dân cần cho thành phố của mình.

Làm rõ ý kiến của các đại biểu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, đối với mô hình tổ chức chính quyền đô thị, Đà Nẵng cần rà soát lại các nhiệm vụ của HĐND phường, quận để chuyển về UBND quận, HĐND thành phố, bảo đảm không bỏ sót chức năng.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng cần nâng cao năng lực cán bộ, xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát quyền lực trong quá trình thí điểm.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết mặc dù giao việc điều chỉnh quy hoạch cho thành phố, nhưng Chính phủ sẽ tiếp tục kiểm soát để đồng bộ với quy hoạch vùng và quy hoạch quốc gia. Quy hoạch cục bộ đô thị hoàn toàn có thể phân cấp cho thành phố với quy trình giám sát chặt chẽ.

Thảo luận