Hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ nhỏ có thể liên quan tới COVID-19?

Hàng trăm trẻ em ở những quốc gia khác nhau ngã bệnh, thậm chí tử vong do hội chứng viêm lạ. Một đứa trẻ đã chết ở Pháp, vào tuần trước đã ghi nhận ba ca tử vong ở Hoa Kỳ. Tất cả các đứa trẻ đó đều có xét nghiệm dương tính với COVID-19.
Sputnik

Các bác sĩ nói về một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng, ngay cả ở dạng không có triệu chứng.

Ở Mỹ xác nhận mối liên quan giữa COVID-19 và hội chứng viêm ở trẻ em

 Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo nguy hiểm

Trong các báo cáo đầu tiên của Trung Quốc về COVID-19 vào tháng 1 không nói gì về những trẻ em mắc bệnh. Chỉ vào đầu tháng 3, sau khi Trung Quốc xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 đại trà ớ tỉnh Vũ Hán, người ta đã thấy rõ rằng trẻ em cũng có thể bị nhiễm bệnh. Nhưng, khi đó các chuyên gia đã tin rằng, bệnh này không gây ra những biến chứng nguy hiểm ở họ.

Tuy nhiên, vào tháng Tư, các nhà khoa học đã công bố dữ liệu về sự gia tăng số trường hợp trẻ em mắc hội chứng lạ giống Kawasaki, các đứa trẻ bị viêm mạch máu và bị sốt.

Ở New York, một trong những ổ dịch Covid-19 tại Hoa Kỳ, đã ghi nhận mấy chục ca mắc bệnh ở trẻ em.

Tại thành phố Bergamo của Ý trong Bệnh viện Đức Thánh Giáo hoàng Gioan XXIII, từ ngày 18 tháng 2 đến ngày 20 tháng 4 đã ghi nhận mười trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này. Trong máu của tám bệnh nhân đã phát hiện kháng thể virus corona. Để so sánh: trong 5 năm trước, chỉ có 19 bệnh nhân mắc bệnh này. Số ca nhiễm bệnh tăng gấp 30 lần. Các nhà khoa học Ý dự đoán rằng tình huống tương tự có thể xảy ra ở tất cả các quốc gia bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ nhỏ có thể liên quan tới COVID-19?

Tại Pháp, từ ngày 27 tháng 4 đến ngày 7 tháng 5, 17 trẻ em tại Bệnh viện nhi Necker của Đại học Paris đã được chẩn đoán mắc bệnh Kawasaki. Trong hai năm trước, không quá một trường hợp trong hai tuần. Chỉ có tám bệnh nhân biểu hiện bệnh rầm rộ, trong khi phần còn lại chỉ có một số triệu chứng. Ở bảy trẻ em hội chứng này phát triển sau COVID-19, và hầu hết tất cả các bệnh nhân đều có kháng thể.

Vào ngày 15 tháng 5, Tổng Giám đốc WHO Tedros Ghebreyesus cảnh báo về hội chứng viêm nguy hiểm ở trẻ em.

Căn bệnh kỳ bí

"Ngay cả trước khi bùng phát đại dịch, đã có những nghiên cứu cho thấy rằng, coronavirus có thể gây ra bệnh Kawasaki - bệnh viêm mạch máu hệ thống cấp tính phổ biến ở trẻ em. Căn nguyên bệnh truyền nhiễm do phản ứng miễn dịch bất thường của sinh vật có xu hướng di truyền đối với nhiều loại bệnh truyền nhiễm. Đến nay chưa rõ nguyên nhân gây bệnh Kawasaki. Nhưng, căn bệnh được ghi nhận ở Mỹ, cũng như ở các nước châu Âu, chẳng hạn như Ý, đây không phải là hội chứng Kawasaki. Mặc dù có những triệu chứng rất giống nhau, nhưng có một số khác biệt quan trọng. Đây là lý do tại sao bệnh nhân mắc bệnh này phải được điều trị theo cách khác. Ví dụ, liệu pháp miễn dịch trị liệu hầu như không có tác dụng với họ", - bác sĩ nhi khoa Dmitry Ovsyannikov, Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN), nói với Sputnik.

Một sự khác biệt quan trọng là độ tuổi của bệnh nhân. Các bác sĩ của Ý và Mỹ nói về những trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Còn bệnh Kawasaki thường xảy ra đối với trẻ dưới 5 tuổi, đa số ca được ghi nhận ở trẻ sơ sinh từ 9 đến 11 tháng tuổi.

Tổng giám đốc WHO kêu gọi theo dõi hội chứng bệnh trẻ em mới xuất hiện, nghi có liên quan đến COVID-19

Theo bác sĩ Ovsyannikov, bệnh Kawasaki có tiêu chuẩn chẩn đoán rất rõ ràng.

"Sốt trên 38 độ kéo dài hơn năm ngày, môi bị khô nứt sưng đỏ lên, sưng phù tay chân, viêm kết mạc, sưng hạch, phát ban. Ngoài ra, đau bụng và tiêu chảy được ghi nhận. Tất cả các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, sốt ban đỏ, sởi. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, khi phát hiện các triệu chứng này, trước tiên nên nghĩ về bệnh Kawasaki và nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn thậm chí khi có những triệu chứng nhỏ nhất. Xét theo các công việc của đồng nghiệp nước ngoài, chẩn đoán kịp thời là rất quan trọng vì hội chứng giống Kawasaki có thể phát triển với tốc độ cực nhanh", -  bác sĩ nhấn mạnh.

Bác sĩ Ivan Konovalov, phó giáo sư tại Khoa bệnh truyền nhiễm trẻ em của Đại học Y khoa quốc gia Nga mang tên Pirogov cũng lưu ý rằng, đây không phải là hội chứng Kawasaki, mà là phản ứng viêm toàn thân với sốc độc có thể xảy ra 14-30 ngày sau giai đoạn cấp tính nhiễm virus corona. Nó đi kèm với việc gây tổn thương cho các động mạch có kích cỡ nhỏ và trung bình, cơ tim, thận, da, các cơ quan khác của cơ thể.

Hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ nhỏ có thể liên quan tới COVID-19?

Những “khoảng trống thông tin” trong số liệu thống kê

Nguyên nhân của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân với sốc độc (hay hội chứng giống Kawasaki) vẫn chưa được biết. Mối liên hệ của nó với việc nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn còn phải được làm rõ - có rất ít công việc phân tích về vấn đề này.

Gia tăng các ca bệnh Kawasaki trong số trẻ em Ý bị mắc COVID-19
“Số liệu thống kê của của các quốc gia khác nhau có thể không phản ánh đúng thực tế, bởi vì không phải quốc gia nào cũng biết có bao nhiêu người bị nhiễm trong số những người mang mầm bệnh không có triệu chứng. Ngoài ra còn có vấn đề: số trẻ em có biểu hiện nhiễm coronavirus thường ít hơn nhiều so với người lớn, vì ở trẻ em bệnh này thường không có triệu chứng lâm sàng. Vì thế những đứa trẻ này không đi khám bệnh. Xét nghiệm đại trà trẻ em sẽ giúp ích ở đây", - bác sĩ Ivan Konovalov nhận xét.

Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân và hội chứng Kawasaki là các căn bệnh cực kỳ hiếm gặp - thường là một vài trường hợp trên một trăm nghìn trẻ em. Trong tình hình hiện nay khi tỷ lệ các ca bệnh Covid-19 cao hơn rõ rệt so với các bệnh nhiễm trùng khác, số lượng các chẩn đoán như vậy có thể tăng lên. Tuy nhiên, sự phân tích cuối cùng về số trẻ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong chỉ có thể làm được sau khi kết thúc đại dịch.

Hội chứng viêm hiếm gặp ở trẻ nhỏ có thể liên quan tới COVID-19?
Thảo luận