Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khai trương đường bao biển bên bờ vịnh Hạ Long

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Quảng Ninh, ngày 24/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và cắt băng khánh thành công trình mở rộng tuyến đường bao biển đẹp nhất bên bờ vịnh Hạ Long.
Sputnik

Quảng Ninh đầu tư hơn 1.700 tỷ làm đường bao biển nối Hạ Long với Cẩm Phả

Ngày 24/5, tại thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khánh thành đường bao biển Trần Quốc Nghiễn.

Được khởi công từ tháng 7/2019, tuyến đường bao biển Trần Quốc Nghiễn có chiều dài 4,7km, mặt đường được nâng câp từ 4 lên 6 làn xe; vỉa hè trong là 5m, vỉa hè ngoài được đầu tư kết hợp với khuôn viên cảnh quan ngắm vịnh Hạ Long mở rộng 28m về phía biển, tổng vốn đầu tư 1.726 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách.

Điểm đặc biệt của Dự án mở rộng đường bao biển Trần Quốc Nghiễn là phương án thiết kế vỉa hè phía biển được đặt trên nền của bệ phản áp tuyến đường cũ với công nghệ cọc ván dự ứng lực có chiều dài 16m, rộng 1m. Giải pháp này không chỉ rút ngắn thời gian thi công so với kè truyền thống mà còn giải quyết được hiện tượng bùn dày tụ đọng trước đây mỗi khi thủy triều lên xuống, tạo ra hiện tượng bùn bị đẩy ra biển, gây ảnh hưởng đến dòng chảy, luồng lạch, mất mỹ quan đô thị, mất vệ sinh và ảnh hưởng đến môi trường.

Giọt nước mắt trên Nghị trường Việt Nam

Dự án mở rộng đường Trần Quốc Nghiễn được Quảng Ninh xác định là dự án giao thông đặc biệt quan trọng. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, tuyến đường này không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, du khách, mà còn tạo điểm nhấn về cảnh quan cũng như mang lại một loạt các tiện ích khác như: Khu vui chơi, bãi đỗ xe, bãi tắm, khu thể dục thể thao. Đồng thời, kết nối với các điểm du lịch trên tuyến, như: Núi Bài Thơ, Bảo tàng, Cung Quy hoạch, Hội chợ và Triển lãm tỉnh... tạo thành hệ thống các điểm đến du lịch đồng bộ trên địa bàn.

Việc kết nối đồng bộ tuyến đường này với tuyến đường bao biển Hạ Long – Cẩm Phả – đang được thi công – còn mở ra một không gian phát triển du lịch mới cho cả 2 thành phố.

Thủ tướng Chính phủ làm việc với tỉnh Quảng Ninh

Cũng trong ngày 24/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ninh.

Phát biểu khai mạc cuộc làm việc, Thủ tướng cho biết chuyến công tác tại địa phương lần này là để nghe các biện pháp cất cánh mới của Quảng Ninh hậu dịch Covid-19, để thảo luận về nhiệm vụ nặng nề năm nay là cố gắng đạt mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở mức cao nhất và với một tỉnh có quy mô kinh tế tương đối lớn như Quảng Ninh, đây là yêu cầu hết sức quan trọng, làm sao giữ vững mục tiêu tăng trưởng đối với một số địa bàn trọng điểm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khai trương đường bao biển bên bờ vịnh Hạ Long

Chuyến công tác này cũng nhằm phát động ra quân về du lịch của cả nước với tinh thần lấy du lịch nội địa làm trọng tâm trong bối cảnh hiện nay. Được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, ngành du lịch bị thiệt hại lớn do dịch Covid-19, Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước không khí làm ăn tại Quảng Ninh khi các khách sạn đều đông khách. Đây là “không khí mới mà chúng ta cần thúc đẩy trên phạm vi cả nước”.

Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, thời gian qua, địa phương vùng Đông Bắc này có tốc độ tăng trưởng cao, GRDP tăng gần 11% trong giai đoạn 2016-2019. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 6.135 USD (năm 2020 ước đạt 6.500 USD), cao gấp đôi bình quân chung cả nước.

Khánh thành Đền thờ Gia tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An

Cơ cấu kinh tế của vùng đất mỏ Quảng Ninh chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững, chuyển từ “nâu” sang  “xanh” khi đóng góp của ngành than vào tăng trưởng có xu hướng giảm dần, từ 21,3% trong cơ cấu GRDP năm 2015 xuống còn 17,3% năm 2020 (năm 2019 là 18,2%).

Dịch vụ ngày càng giữ vai trò chủ đạo, du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp từ 3 sao trở lên hiện có 7.587 phòng, tăng 68% so với năm 2015. Số lượng khách du lịch năm 2019 đạt 14 triệu lượt, trong đó khách quốc tế đạt 5,75 triệu lượt, chiếm trên 41%.

Thu ngân sách của Quảng Ninh cũng luôn nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; tổng thu ngân sách giai đoạn 2016-2019 đạt gần 163.000 tỷ đồng, trong đó thu nội địa chiếm hơn 72,3%.

Một trong những dấu ấn của Quảng Ninh là phát triển kết cấu hạ tầng với hàng loạt dự án như cao tốc Hải Phòng – Hạ Long – Vân Đồn dài 120 km (cao tốc Vân Đồn – Móng Cái dài hơn 80 km, dự kiến hoàn thành trong năm 2022), cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai. Tổng vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giai đoạn 2016-2020 ước đạt hơn 123.000 tỷ đồng, trong đó vốn ngoài ngân sách chiếm 62% tổng vốn đầu tư.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cắt băng khai trương đường bao biển bên bờ vịnh Hạ Long

Quảng Ninh cũng là một trong những tỉnh dẫn đầu về thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP), trên cơ sở kiên trì thực hiện phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhân”. Theo đó, tỉnh đã thực hiện 44 dự án với tổng số vốn 47.000 tỷ đồng, trong đó, vốn Nhà nước tham gia chiếm 10%, chủ yếu tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng. Như vậy cứ 1 đồng vốn ngân sách bỏ ra sẽ thu hút được 8-9 đồng vốn ngoài ngân sách.

Lãnh đạo tỉnh cho biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành du lịch, dịch vụ bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng (tổng số khách du lịch 4 tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 1,54 triệu lượt, giảm 77% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch đạt 2.766 tỷ đồng, giảm 77% so với cùng kỳ). Trước tình hình này, tỉnh đã tung ra gói kích cầu du lịch trị giá 200 tỷ đồng.

Thảo luận