Nhà nghiên cứu Pablo Beldomenico thuộc Đại học Quốc gia Litoral giải thích rằng những người nhiễm bệnh siêu lây lan có thể lây truyền bệnh nhanh hơn và lây cho nhiều người hơn so với người nhiễm bệnh trung bình. Theo nhà khoa học, đây là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ lệ lây lan virus và tỷ lệ tử vong ở các quốc gia khác nhau.
Ông Beldomenico cũng cho rằng điều quan trong ở đây không chỉ là việc lây nhiễm, mà còn là số lượng virus mà người đó bị lây. Ông củng cố nhận định của mình thông qua kết quả nghiên cứu với loài bê. Trong thí nghiệm, những con bê này bị cho nhiễm bệnh tiêu chảy do virus theo ba liều virus khác nhau. Kết quả là ở những con bê được truyền virus ở liều cao nhất bị bệnh nặng nhất.
Phó giám đốc Viện Lý Hóa thuộc Viện HLKH Nga, ông Oleg Batischev nhất trí với kết luận của chuyên gia, nói rằng với tải lượng virus lớn, một người thật sự có thể trở thành một nguồn lây nhiễm siêu hạng.
Theo ông, virus lây nhiễm vào tế bào con người. Do đó, một virus sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ bắt đầu lây nhiễm cho một tế bào, tế bào này sau đó sẽ sinh ra một số virus mới.
“Nhưng nếu có 100 con virus xâm nhập vào một người, thì kết quả chúng ta sẽ có 10 nghìn con virus mới”, ông nói.
Đầu tháng 5, các nhà khoa học tại Đại học Liên bang Bahia ở Brazil đã nhận định du lịch là lý do chính khiến coronavirus lây lan khắp hành tinh. Theo các chuyên gia, trong cuộc chiến chống lại căn bệnh truyền nhiễm này, những nước áp dụng lệnh cấm các chuyến bay quốc tế tỏ ra thành công so với những nước cho đến nay vẫn chưa thực hiện bất kỳ biện pháp nào.