WHO than phiền về hậu quả của việc Hoa Kỳ từ chối tài trợ

MATXCƠVA (Sputnik) - Việc Hoa Kỳ từ chối tài trợ cho WHO sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng của các nước châu Phi đối phó với cuộc khủng hoảng đe dọa sức khỏe cộng đồng, trong đó có chống đại dịch coronavirus, ông Michelle Yao đại diện WHO tại châu Phi tuyên bố.
Sputnik

Trước đó, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã viết thư cho Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói rằng Washington sẽ hoàn toàn chấm dứt tài trợ cho tổ chức này và xét lại tư cách thành viên của Hoa Kỳ nếu trong vòng 30 ngày WHO không thực hiện cải cách theo đòi hỏi của phía Mỹ.

Thời của sự đoàn kết

Truyền thông: Mỹ có thể nối lại việc tài trợ cho WHO
«Đây là thời điểm tồi tệ để rút lại bất kỳ khoản đóng góp nào, bởi đang đòi hỏi sự đoàn kết to lớn. Có lẽ các nước phát triển ít cần đến WHO hơn, nhưng đối với châu lục của chúng tôi thì sự hiện diện của WHO thực sự là cần thiết để tiếp tục giúp đỡ các nước. Ở châu Phi có những nước đang hứng chịu khủng hoảng», - ông tuyên bố.

Theo lời ông, khoảng 80% tổng đóng góp cho ngân sách y tế châu Phi đến từ các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế toàn thế giới, trong đó 20% là từ Hoa Kỳ. Sự giúp đỡ được phân bổ theo những biện pháp khác nhau, chẳng hạn như lập chương trình, gửi các chuyên gia hỗ trợ thực hiện, theo dõi tình hình dịch tễ và ứng phó với cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực y tế.

«Cắt đi khoản đóng góp này chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tác động. Chúng tôi đang cảm thấy thiếu sự đóng góp của Hoa Kỳ bởi nó rất quan trọng», - ông Yao nói thêm.

Ngoài ra, việc cắt giảm viện trợ có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, một số người được định hướng vào cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, nhưng trong các trường hợp khác, họ là thành phần quan trọng trong cuộc đấu tranh chống những mối đe dọa đã hoành hành từ trước tại châu lục Phi như bệnh sốt rét, Ebola và những căn bệnh truyền nhiễm tử thần khác.

Thảo luận