Từ búp bê bơm hơi đến thu hoạch vụ mùa: Thế giới ra khỏi chế độ cách ly như thế nào

Các quốc gia trên thế giới đang thận trong ra khỏi chế độ tự cách ly tùy theo tình hình dịch bệnh ở địa phương. Không có công thức nào chung cho tất cả, do đó, mỗi nước đều có cách tiếp cận khác nhau đối với tình hình. Và đương nhiên, kết quả cũng sẽ khác nhau.
Sputnik

Bài viết sau đây của Sputnik nói về các nước nào trên thế giới đi tiên phong dỡ bỏ chế độ cách ly, nơi nào vẫn dùng búp bê bơm hơi để nhắc nhở về giãn cách xã hội.

Các nước tiên phong dỡ bỏ cách ly

Một trong những nước đầu tiên ở châu Âu dỡ bỏ chế độ cách ly là Áo và Cộng hòa Séc. Từ ngày 14 tháng 4, Áo bắt đầu từng bước bãi bỏ các biện pháp hạn chế từng được đưa ra trước đó nhằm chống coronavirus.

"Mối đe dọa vẫn còn nguyên". Người dân châu Âu thoát khỏi tự cách ly như thế nào?

Từ ngày 1 tháng Năm, tất cả các doanh nghiệp thương mại và khu vực dịch vụ đã hoạt động trở lại, từ ngày 15 tháng 5 - trường học và nhà hàng, và từ ngày 29 tháng 5, chính quyền sẽ cho phép khách sạn mở cửa làm việc. Đồng thời, ở những nơi công cộng cần phải giữ khoảng cách ít nhất là 1 mét. Lệnh cấm bay với nhiều quốc gia có hiệu lực đến ngày 22 tháng Năm.

Người dân Séc đã có thể đi đến bất kỳ nơi nào họ muốn, không chỉ trong nước, mà còn có thể ra nước ngoài. Thật ra, cho đến nay gần như không có nơi nào để đi - nhiều quốc gia vẫn đóng cửa và cấm nhập cảnh.

“Ý: chúng ta cần chấp nhận rủi ro này”

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi virus, Ý cũng thận trọng ra khỏi cuộc khủng hoảng. Một số cửa hàng tại nước này đã mở cửa từ giữa tháng 4. Từ ngày 4 tháng 5, các nhà máy, công trường và công ty bắt đầu từng bước hoạt động trở lại. Trong tháng Năm, tất cả các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng và tiệm làm tóc đã làm việc. Từ ngày 15 tháng 6 – nhà hát và rạp chiếu phim sẽ mở cửa đón khách.

Tháo dỡ kiểm dịch, mafia trỗi dậy. Ai đang cố gắng lên nắm quyền lực ở Ý?

Việc tụ tập đông người vẫn bị cấm như trước. Học sinh đến tháng Chín mới được tiếp tục đến trường. Một tin chấn động là thông báo về việc mở cửa biên giới từ ngày 3 tháng Sáu. Hiện tại chỉ mới mở cửa cho các nước EU, khách nhập cảnh sẽ không phải cách ly 14 ngày.

Về lý do dỡ bỏ cách ly, Thủ tướng Giuseppe Conte nói rằng “cần mạo hiểm một cách có tính toán”: “Cần chấp nhận sự mạo hiểm này, nếu không chúng ta sẽ không bao giờ phục hồi được kinh tế”.
Từ búp bê bơm hơi đến thu hoạch vụ mùa: Thế giới ra khỏi chế độ cách ly như thế nào

Xin nhắc lại rằng du lịch chiếm tới 15% GDP của nước Ý.

Pháp: Ra khỏi cách ly đầu tiên là ... những người thu hoạch

Ngày 11 tháng 5 đã bắt đầu giai đoạn mới trong việc loại bỏ các biện pháp cách ly tại Pháp. Hệ thống thẻ thông hành đã hủy bỏ và mọi người được phép di chuyển trong bán kính 100 km. Cửa hàng mở cửa, các doanh nghiệp, công viên, thẩm mỹ viện và bảo tàng nhỏ bắt đầu hoạt động. Các trường tiểu học và trung học bắt đầu làm việc, học sinh trung học đến lớp từ ngày 25 tháng 5, trong khi sinh viên trường đại học thì đầu tháng Sáu mới đi học.

Từ búp bê bơm hơi đến thu hoạch vụ mùa: Thế giới ra khỏi chế độ cách ly như thế nào

Hiện tại, chính phủ cho phép công nhân thời vụ từ các nước EU đến Pháp thu hoạch. Ban đầu, chính phủ quyết định thu hút những người Pháp phải nghỉ việc vì cách ly. Tuy nhiên, trong số 300 000 người quan tâm gọi điện liên hệ, chỉ có 15 000 nhận việc. Những người còn lại không có các kỹ năng cần thiết hoặc không thể chịu đựng nổi công việc nhà nông vất vả nặng nhọc.

Mỹ: Búp bê bơm hơi nhắc nhở giữ khoảng cách xã hội

Từ hồi tháng Tư, nước Mỹ đã lập kế hoạch dỡ bỏ cách ly theo ba giai đoạn. Những hạn chế do các thống đốc đặt ra được dỡ bỏ khác nhau tùy thuộc vào tình hình cụ thể ở mỗi bang. Georgia và Oklahoma là những bang đầu tiên dỡ bỏ các hạn chế, nối lại hoạt động kinh doanh vào cuối tháng Tư.

Từ búp bê bơm hơi đến thu hoạch vụ mùa: Thế giới ra khỏi chế độ cách ly như thế nào

Hiện giờ ở một số tiểu bang khác, khu vực dịch vụ, quán cà phê và nhà hàng đã hoạt động, nhưng thực khách được yêu cầu giữ khoảng cách ít nhất là 1,8 mét. Ở một số nơi, búp bê bơm hơi được sử dụng để duy trì giãn cách xã hội.

Đầu tháng 5, Florida, tiếp theo là Nam Carolina, bắt đầu mở các bãi biển và giảm bớt các hạn chế khác.

Tổng thống Trump đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng coronavirus, dù chỉ còn 6 tháng nữa là đến cuộc bầu cử tổng thống. Ông ta đang tìm cách khôi phục nền kinh tế một cách nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, làn sóng dịch lần thứ hai có thể khiến Trump phải trả giá trong cuộc bầu cử sắp tới.

Việt Nam: Hơn một tháng không có ca nhiễm mới
Tạp chí Politico: Việt Nam là nước ứng phó dịch Covid-19 thành công nhất trên toàn cầu

Tại Việt Nam, hơn 40 ngày qua không có ca nhiễm COVID-19 mới nào được ghi nhận tại nước này.

Trong bối cảnh cuộc chiến tích cực chống coronavirus, hồi đầu tháng 5 chính quyền Việt Nam đã dỡ bỏ chế độ cách ly xã hội ở nước này. Đến nay, hoạt động giao thông công cộng và liên lạc hàng không trong nước đã được khôi phục hoàn toàn. Các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ đã hoạt động trở lại như thường lệ. Kể từ ngày 11 tháng 5, sau khi nghỉ cách ly ba tháng, toàn bộ các các trường phổ thông và đại học trên toàn quốc đã nối lại hoạt động.

Nga: Công viên sẽ được phép mở cửa sau cùng

Ở Nga, các hạn chế cũng được dỡ bỏ theo giai đoạn. Quyết định sẽ do các thống đốc khu vực đưa ra, sau khi tham khảo ý kiến với bác sĩ vệ sinh trưởng. Giai đoạn đầu tiên là cho phép tham gia các môn thể thao trong không khí trong lành, đi dạo với trẻ em, tuy nhiên hoạt động thương mại và dịch vụ phải tuân thủ khoảng cách xã hội. Ở giai đoạn thứ hai, sẽ cho phép đi dao trên đường phố với gia đình, các tổ chức giáo dục được phép mở cửa. Và chỉ ở giai đoạn thứ ba, các công viên mới được phép bắt đầu hoạt động.

Tổng thống Putin tuyên bố rằng tình hình lây lan coronavirus ở Nga đã dần ổn định

Hiện tại, các hạn chế được nới lỏng ở 56 trong số 85 khu vực của Nga. Trái lại, một số khu vực đã tăng cường các biện pháp hạn chế.

Trong khi đó, Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu cảnh báo về nguy cơ làn sóng coronavirus thứ hai, ngay cả khi đã kiểm soát được tình hình. Tuy nhiên, rõ ràng là nền kinh tế của nhiều quốc gia và bản thân người dân đã đứng trước giới hạn chịu đựng.

Thảo luận