Hiệp ước Bầu trời mở là một cơ hội hợp tác độc đáo giữa quân đội hai nước Mỹ và Nga, tăng cường tính minh bạch và sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước, việc phá vỡ hiệp ước đe dọa xảy ra thảm họa đối với an ninh ở châu Âu, tờ báo viết. Chính người Mỹ sẽ chịu thua thiệt khi nước này rút khỏi thỏa thuận, vì họ sẽ mất quyền tiếp cận các hạng mục và cơ sở hạ tầng quân sự, tác giả bài báo lưu ý.
Bài báo viết rằng giữa Moskva và Washington đã nảy sinh bất đồng, do đó Hoa Kỳ đã cấm quân đội Nga bay qua Hawaii và Alaska. Nga cũng đóng cửa, không cho người Mỹ tiếp cận các chuyến bay qua vùng Abkhazia, Nam Ossetia và tiếp đó là Kaliningrad. Ngoài ra, Hoa Kỳ coi việc Nga sử dụng hệ thống máy ảnh kỹ thuật số loại mới trên máy bay trinh sát Tu-214ON kiểu mới là bất hợp pháp.
Theo tác giả của bài báo, ông Trump đã quyết định rút khỏi hiệp ước dưới sức ép của các ý kiến chỉ trích, những người cho rằng có thể tiến hành việc theo dõi thông qua vệ tinh và không hài lòng trước việc máy bay trinh sát Boeing WC-135 được Lầu Năm Góc sử dụng không có hệ thống máy ảnh kỹ thuật số.
Die Welt nêu ra hai thiệt hại đáng kể cho Hoa Kỳ khi rút khỏi thỏa thuận: máy bay quân sự sẽ mất đi cơ hội bay qua lãnh thổ Nga và sẽ không thể công bố và thảo luận về những dữ liệu thu được từ vệ tinh qua các kênh ngoại giao.
Các đồng minh của Hoa Kỳ trong NATO, những nước không có vệ tinh tiên tiến, sẽ có thể nhận được hình ảnh về cơ sở hạ tầng quân sự của Nga trong các chuyến bay. Hơn nữa, các chuyến bay này có thể được sử dụng như những cử chỉ chính trị, tờ báo viết.
Theo Die Welt, việc Washington từ bỏ hiệp ước gần như không gây ảnh hưởng gì tới Moscow, vì 90% các chuyến bay mà Nga thực hiện theo thỏa thuận là ở châu Âu. Còn nếu Nga có hành động đáp trả tương xứng, tờ báo viết, thì Hiệp ước Bầu trời mở sẽ chỉ còn tồn tai trong lịch sử.