"Khẩu trang được làm bằng vật liệu không phải bằng vải, được làm từ các loại polypropylen đặc biệt. Vật liệu này rất khó xử lý: nó rất mềm và không thể trộn với các vật liệu tái chế khác. Thứ hai, những khẩu trang này về mặt lý thuyết có thể được xử lý, nhưng câu hỏi đặt ra là gom chúng như thế nào? Để tái chế, cần tập trung thu thập một lô 20 - 40 tấn. Một chiếc khẩu trang nặng vài gram, có nghĩa là chúng ta sẽ cần thu thập hàng triệu chiếc để chuyển sang tái chế. Cho đến nay không có hệ thống nào như vậy", - chuyên gia Konstantin Rzayev nói.
Khẩu trang sử dụng nhiều lần tốt hơn
Ông cũng lưu ý rằng khẩu trang đã sử dụng được khuyến cáo nên cho vào túi nhựa và bỏ đi. Không rõ ai sẽ mạo hiểm mở khẩu trang từ các gói như vậy.
"Ngoài ra, có một sợi dây trong khẩu trang để nó giữ tốt hơn trên mặt. Việc lấy nó ra khỏi khẩu trang là không thực tế. Không ai sẽ tháo khẩu trang bằng tay. Khi xử lý các sản phẩm đó, chúng được chuyển đến máy nghiền, và sau đó nguyên liệu thô này được gửi đến thiết bị phân tách lấy dây ra, nhưng đây là một việc rất tốn kém", - ông Rzayev giải thích.
Elena Vishnyakova,Giám đốc quan hệ công chúng của nhóm công ty «EcoLine» nói thêm rằng khẩu trang thường được xử lý như chất thải y tế, nghĩa là nó sẽ được đốt cháy.
"Chúng tôi khuyến nghị nên sử dụng khẩu trang có thể tái sử dụng để phòng ngừa, giặt sạch sau mỗi lần dùng là đủ. Do đó, hai chiếc khẩu trang sẽ đủ cho một người tiêu dùng thay vì khoảng 70 khẩu trang dùng một lần mỗi tháng", - bà Vishnyakova cho biết cụ thể.