Vaccine ngừa COVID-19 sẽ giống như vaccine cúm

TEL AVIV (Sputnik) - Vắc-xin ngừa COVID-19, hiện đang được hàng chục phòng thí nghiệm trên thế giới nghiên cứu điều chế, có khả năng giống với vắc-xin phòng cúm hiện có, chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh mà không ngăn chặn được bệnh.
Sputnik

Đây là ý kiến của giáo sư Yackov Berkun, chuyên gia miễn dịch học Israel, chủ nhiệm khoa tại bệnh viện Hadassah.

Ngay cả sau khi vaccine được tìm ra và các nhà khoa học có thể chứng minh tính an toàn và hiệu quả của nó, thì vaccine này cũng có thể không đảm bảo được 100% tác dụng ngăn ngừa căn bệnh này, giống như tình hình tiêm vắc-xin phòng cúm theo mùa.

"Tất nhiên, tất cả đều đang cố gắng phát triển loại vaccine có thể ngăn chặn hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh, nhưng điều này không phải lúc nào cũng thực tế. Trên thực tế hoàn toàn không có loại vaccine nào như vậy. Nói thực tế hơn thì nó sẽ giống như vaccine cúm hiện tại, vì bản thân virus luôn biến đổi. Chúng ta cũng thấy rằng nó đang biến đổi... Nhưng còn quá sớm để nói về điều này", giáo sư Berkun nói trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Đại diện WHO kể về việc phát triển vaccine ngừa coronavirus

Hiện giờ các nhà phát triển vaccine ngừa coronavirus đi theo những con đường khác nhau, và mỗi nơi trong số họ có những ưu điểm và nhược điểm riêng.

"Họ nghiên cứu trên nền tảng các công nghệ hoàn toàn khác nhau - axit nucleid trên RNA và DNA, hoặc các hạt, các chuỗi virus của chính virus đó, có loại gọi là protein tái tổ hợp - đây là một phần của protein được đưa vào cơ thể con người, có những nơi nghiên cứu tạo ra vaccine trên một loại virus yếu - giống như vaccine phòng bệnh rubella hoặc bệnh sởi - người ta cho rằng phương pháp này hiệu quả nhất vì nó tác động giống như mắc bệnh thực sự, nhưng về mặt công nghệ thì khó thực hiện hơn và thời gian kiểm định lâu hơn nhiều. Còn có những trung tâm nghiên cứu phát triển vaccine trên virus bất hoạt và virus tổng hợp", ông Berkun nhận xét.

Việc tìm kiếm vắc-xin ngừa COVID-19 hiện đang được tiến hành ở các quốc gia khác nhau. Một số phòng thí nghiệm đã triển khai giai đoạn đầu thử nghiệm trên người. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, dữ liệu thu được chưa cho phép đánh giá việc tiêm vaccine phòng coronavirus hiệu quả đến đâu.

"Còn nhiều điều chúng ta không biết. Rất nhiều viện nghiên cứu hiện đang nghiên cứu phát triển vaccine. Hiện nay có hơn 100 loại thuốc đang được thử nghiệm. Và vì chúng ta thậm chí còn chưa biết khả năng miễn dịch tự nhiên ở những người từng mắc COVID-19 hiệu quả đến đâu, nên chúng ta cũng không biết được liệu vaccine chủng ngừa sẽ có tác dụng đến mức nào. Cho tới ngày hôm nay vẫn còn có rất nhiều câu hỏi chưa được giải đáp", giáo sư nói.
Thảo luận