Indonesia bắt đầu "gieo" mây để ngăn chặn cháy rừng

Indonesia bắt đầu áp dụng công nghệ "gieo" mây để gây mưa. Ngày nay, đây là giải pháp duy nhất giúp ngăn chặn các vụ cháy rừng hàng năm, khiến cho vùng Đông Nam Á bị bao trùm bởi khói và bụi.
Sputnik

Công nghệ mới để ngăn chặn cháy rừng

Hiện giờ chính quyền địa phương đã gửi hàng chục ngàn người và vài chục máy bay ném bom để gây ra mưa nhờ công nghệ phổ biến là "gieo" mây. Công nghệ này thường được sử dụng ở những vùng khô cằn.

ASEAN nỗ lực đối phó ô nhiễm không khí

Phương pháp này sử dụng các hóa chất như đá khô hoặc bạc iốt giúp gây mưa. Máy bay sẽ phát tán những giọt băng đông lạnh, chúng dần sẽ tan ra và trở thành những giọt nước rơi xuống mặt đất.

"Hiện tại ở Sumatra đang tiến hành gieo mây khẩn cấp, muộn hơn một chút công nghệ này sẽ được áp dụng ở Borneo. Chúng tôi thực hiện bước này trước khi bắt đầu xảy ra nạn cháy rừng. Trọng tâm ban đầu sẽ là các vùng đất than bùn giàu carbon dễ cháy", -  các nhà lãnh đạo nhiệm vụ cho biết.

Những vụ cháy rừng năm ngoái đã gây ra một đám mây độc hại nguy hiểm lan rộng khắp Đông Nam Á, khiến các trường học phải đóng cửa. Nó cũng làm dấy lên mối lo ngại mới về khí thải carbon, làm trầm trọng thêm tình trạng nóng lên toàn cầu.

Các chuyên gia của Greenpeace cảnh báo rằng khói mù và đại dịch coronavirus toàn cầu có thể là sự kết hợp chết người, sau khi Liên Hợp Quốc tuyên bố năm ngoái rằng các vụ cháy rừng đe dọa sức khỏe của hàng triệu người.

Thảo luận