Chuyên gia: chỉ có thể đánh giá chiến lược chống Covid-19 của Thụy Điển sau 1,5 năm

STOCKHOLM (Sputnik) - Cách tiếp cận của Thụy Điển trong công tác phòng chống Covid-19 dựa trên mức độ tin cậy cao giữa người dân với nhà nước, và không phù hợp với tất cả các quốc gia, - Giám đốc Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) Dan Smith nhận định.
Sputnik

Chính phủ Thụy Điển, không giống như nhiều quốc gia khác, đã không áp dụng chính sách phong tỏa (lockdown) để chống lại coronavirus. Trường mẫu giáo, trường tiểu học, nhà hàng và phòng tập thể dục vẫn tiếp tục hoạt động ở nước này. Các biện pháp hạn chế bao gồm lệnh cấm tụ tập hơn 50 người, các quán cà phê không phục vụ du khách tại quầy và cấm mọi chuyến thăm đến nhà dưỡng lão. Nhân viên các trường đại học, trường trung học và công nhân công ty, nếu có thể, được cho làm việc từ xa. Mọi người được khuyến khích duy trì khoảng cách xã hội và tránh các liên hệ xã hội không cần thiết.

Niềm tin là yếu tố chủ chốt

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Thụy Điển bắt đầu báo động. Phải chăng chiến lược của Stockholm là sai?
"Chỉ có thể bàn về hiệu quả chính sách của Thụy Điển sau ít nhất 1,5 năm. Nói chung, số liệu thống kê của Thụy Điển chưa phải là tồi tệ nhất. Mặc dù Thụy Điển nhận rất nhiều chỉ trích so với các nước Scandinavi khác. Điều quan trọng cần hiểu là sự việc không đủ để áp dụng các quy tắc chính thức, mấu chốt nằm ở chỗ mọi người phải tuân theo chúng. Chìa khóa cho vấn đề này là mức độ tin cậy giữa chính phủ và công dân: bao nhiêu người tin rằng chính phủ đang cởi mở, rằng chính phủ đối xử với công dân và người trưởng thành như thế nào", - Smith nói.

Thụy Điển đã ghi nhận 4.220 người tử vong vì coronavirus (414,4 người chết trên một triệu dân). Con số này cao hơn so với các nước láng giềng Scandinavi (565 người chết ở Đan Mạch, 313 ở Phần Lan, 235 ở Na Uy), nhưng thấp hơn ở một số quốc gia khác (Ý, Tây Ban Nha, Anh, Đức), nơi áp dụng những biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt.

Nhà khoa học giải thích tại sao Thụy Điển không áp dụng cách ly vì COVID-19
"Cách tiếp cận của Thụy Điển ở các nước khác liệu có hiệu quả hay không, trước hết, phải căn cứ trên nền tảng văn hóa và tâm lý. Tôi cho rằng, bây giờ, ở giai đoạn thứ hai, điều này có thể hiệu quả, ví dụ, ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Đức, Ý. Trải nghiệm trong tình trạng bị cách ly cô lập đã thay đổi xã hội, và bây giờ câu hỏi đặt ra là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", - Smith nói.

Hợp tác quan trọng hơn chỉ trích

"Cần tạo ra một hệ thống để đối phó với khủng hoảng, bao gồm cả thiên tai, những điều đang ngày càng xảy ra thường xuyên hơn, để những sự kiện như vậy chỉ được coi là tình huống phức tạp, chứ không phải là một cú sốc. Hợp tác giữa các quốc gia nên đóng vai trò quan trọng, bất chấp sự khác biệt trong cách tiếp cận", - chuyên gia kết luận.
Thảo luận